Bà bầu đau họng, vấn đề thường gặp trong thai kỳ, làm sao để khắc phục?

Sức khỏe 27/09/2019 17:01

Khi hậu thất thường, ô nhiễm khiến cơ thể rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là thai phụ. Vậy bà bầu đau họng phải làm sao, xử lý thế nào để sớm ổn định sức khỏe?

Bà bầu đau họng

Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, sức khỏe của mẹ và bé luôn được quan tâm hàng đầu bởi người mẹ không những phải chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình mà đồng thời còn phải bảo vệ sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Trong thời tiết hiện nay, nếu không cẩn trọng, mẹ bầu sẽ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, đau họng với nhiều nguyên nhân… Đau họng khiến cơ thể mẹ rất khó chịu có thể đi kèm đau rát họng, ho đờm, ho khan… sẽ khiến cơ thể mẹ rất dễ mệt mỏi, ho nhiều còn khiến mất sức và vô cùng khó ngủ. Tuy đây là những bệnh thông thường và có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc trong vài ngày, nhưng đối với người mang thai, điều trị viêm họng một cách an toàn không hề dễ dàng. Đặc biệt trong thai kỳ, các bà mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

ba-bau-dau-hong-1

Đau họng gây ra không ít khó chịu và phiến toái cho thai phụ - Ảnh minh họa: Internet

Vậy bà bầu đau họng phải làm gì để xác định nguyên nhân, tìm cách xử trí và phục hồi sức khỏe nhanh nhất?

Mẹ bầu đau rát cổ họng

Đau họng là một trong những tình trạng dễ xảy ra ở bà bầu, nhất là khi thời tiết giao mùa và thất thường. Bà bầu bị đau họng khiến cổ họng bị khô rát, sưng đau, khó nuốt…

Các nguyên nhân gây đau rát cổ họng

- Dị ứng: Cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm, lông động vật nuôi, nấm mốc… gây dị ứng. Hoặc do thời tiết trở lạnh, cơ thể không kịp thích nghi.

- Môi trường không khí ô nhiễm: Bà bầu tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn, khói xe, thông khí kém… rất dễ bị ho và đau họng.

- Không khí khô: Mùa đông không khí khô lạnh, độ ẩm thấp là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị đau họng và khô rát cổ họng.

- Nhiễm trùng cấp tính gây bệnh đường hô hấp như cúm, sốt phát ban, sởi: Gây đau họng ở bà bầu. Kèm theo là các triệu chứng ho, đau rát cổ họng, khàn giọng. Trong trường hợp này, bà bầu cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách để có hiệu quả.

- Viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng: Nguyên nhân chính những tác nhân vi sinh vật. Đau họng ở bà bầu dẫn đến tình trạng khó nuốt, nuốt thấy đau, có thể bị sốt.

Bà bầu bị đau rát cổ họng phải làm sao

Nghỉ ngơi chính là cách tốt nhất giúp bà bầu nhanh khỏi đau họng. Đa số đau họng do virus cảm lạnh gây ra. Bà bầu dành thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp tăng cường miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh.

Nếu mẹ bầu bị đau họng kèm ho, sốt cao thì hãy đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bà bầu bị viêm họng sổ mũi

Nguyên nhân chính khiến bà bầu viêm họng là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai. Làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm. Mặt khác niêm mạc họng của mẹ bầu rất dễ bị viêm với bản thân vi khuẩn hoặc virus sẵn có tại chỗ. Hoặc rất dễ bị lây từ người khác.

ba-bau-dau-hong-2

Bà bầu bị viêm họng cũng rất dễ kèm theo sổ mũi - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây viêm họng ở bà bầu

Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung. Bà bầu viêm họng có thể do:

- Do virus (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh);

- Viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu…;

- Do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng. Do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài;

- Viêm họng do viêm dị ứng.

- Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng. Rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng.

Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm

Đây là một vấn đề sức khỏe mà bất cứ thai phụ nào cũng dễ gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Tuy nhiên vì có quá nhiều nguyên nhân gây ra viêm họng nên nếu cơ thể mẹ mệt mỏi, khó chịu quá 3 ngày mẹ nên đến ngay cơ sở thăm khám để bác sĩ chẩn đoán cụ thể. Bởi với trường hợp thai phụ bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virus có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi. Như virus Cúm, Rubella. Những virus này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virus này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.

ba-bau-dau-hong-3

Bà bầu nên đến cơ sở ý tế để thăm khám và biết được nguyên nhân cụ thể - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị ho có đờm

Vấn đề hô hấp rất dễ gặp ở bà bầu như đã trình bày ở trên, khi họng bị kích ứng, viêm mũi,… Ngoài ra lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể bà bầu sản sinh ra khá nhiều chất đờm có thể đặc hoặc loãng nên phản ứng ho của cơ thể là điều hoàn toàn dễ hiểu

Bà bầu bị ho có đờm có nguy hiểm?

ba-bau-dau-hong-4

Bà bầu bị ho có đờm có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng bà bầu ho có thể gây co thắt, đau vùng ngực và mệt mỏi. Bà bầu rất dễ bị chán ăn, khó ngủ và suy nhược cơ thể khiến thai nhi bị phát triển chậm.

Nếu để tình trạng ho có đờm xảy ra thường xuyên, liên tục và kéo dài có thể gây co thắt tử cung, động thai và dọa sinh non với thai nhi gần đủ tháng

Bên cạnh đó, tình trạng bà bầu ho có đờm còn là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nào đó. Trường hợp này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, thậm chí là gây mất tim thai đột ngột.

Nguy hiểm hơn là tình trạng ho có đờm xảy ra trong 3 tháng đầu dữ đội còn là nguyên nhân gây sảy thai nếu như phôi thai và thai nhi chưa ổn định.

Vậy nên thai phụ cần phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ. Thai phụ thường luôn được hạn chế và kỹ lưỡng trong vấn đề điều trị kháng sinh bất cứ bệnh lý nào. Vậy nên lý tưởng nhất các mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng sức để kháng để đảm bảo nền tảng sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, có một số sự kết hợp các loại thực phẩm có tính kháng sinh tự nhiên làm thành những bài thuốc trị ho rất hiệu quả trong dân gian mà các mẹ có thể tham khảo bên dưới.

Cách chữa ho đau họng ở bà bầu

Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y đơn giản chữa đau họng cho bà bầu đơn giản, an toàn cho thai nhi và hiệu quả:

Uống nước ấm, uống nhiều nước hơn

Việc đầu tiên khi bà bầu đau họng, kích ứng cổ họng, bị ho là uống nhiều nước hơn trong ngày. Uống nước ấm là cách giúp màng nhầy luôn giữ được độ ẩm cần thiết, chống lại vi khuẩn, những chất kích thích gây dị ứng và cảm lạnh. Ngoài bổ sung nước lọc, mẹ bầu có thể uống nước trái cây, nước canh rau củ quả để vừa giảm ho, giảm đờm vừa giúp tăng cường sức khỏe.

ba-bau-dau-hong-5

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây, hoa quả - Ảnh minh họa: Internet

Nước muối

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ giảm sưng đau ở cổ họng và tiêu đờm hiệu quả. Cách này còn giúp loại bỏ được vi khuẩn, các chất gây kích ứng, giảm viêm phù nề, làm săn niêm mạc và thay đổi độ pH của niêm mạc họng.

Uống trà

Trà thảo dược là cách chữa đau họng cho bà bầu vừa đơn giản vừa hiệu quả. Uống trà sẽ giúp cổ họng được dịu nhẹ. Trà thảo dược có chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, tránh nhiễm trùng. Để tăng hiệu quả trị đau họng, mẹ bầu có thể thêm một ít mật ong vào trà.

Nước giá đỗ luộc

Rửa sạch giá đỗ rồi đem luộc chín bằng 1 ít nước. Bạn nên đổ nước sâm sấp cùng với giá đỗ. Giá đỗ chín thì lọc lấy nước. Cho nước giá đỗ luộc vào bình để giữ được độ nóng. Uống đều đặn từng ngụm nhỏ, mỗi khi thấy khó chịu thì uống cho đến khi đau họng khỏi hẳn. Hầu hết các trường hợp uống từ sáng đến chiều sẽ khỏi.

ba-bau-dau-hong-6

Nước giá đỗ luộc đẩy lùi chứng đau họng ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Chanh và muối

Chanh tươi rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ. Rắc một vài hạt muối ăn lên rồi ngậm ở trong cổ họng. Thực hiện ngậm 3 - 5 lần/ngày triệu chứng đau họng sẽ giảm hẳn. Hoặc nếu không thích ngậm, mẹ bầu có thể pha nước chanh với muối rồi uống.

ba-bau-dau-hong-7

Một ly chanh muối ấm không chỉ giúp giải khát, tăng sức đề kháng mà còn làm giảm đau họng -

Ảnh minh họa: Internet

Tắc chưng đường phèn

Đây là một bài thuốc dân gian lâu đời và cũng rất hiệu quả trong việc long đờm, giảm ho, trị đau rát họng. Bạn nên dùng 4 - 5 quả tắc cho vào cái chén sạch kết hợp với 2 muỗng cà phê đường phèn rồi chưng cách thủy. Nên ngậm rồi uống hỗn hợp này mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng đau họng, ho có đờm hiệu quả. Bạn có thể gia giảm lượng đường phèn và sử dụng thêm mật ong, cũng sẽ rất hiệu quả và an toàn

ba-bau-dau-hong-8

Tắc, đường phèn, mật ong là sự kết hợp hiệu quả được lưu truyền bao lâu nay - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu đau họng là tình trạng phổ biến và hầu như ai cũng có thể trải qua trong suốt thai kỳ. Qua bài viết trên chúng tôi mong có thể cung cấp cho bạn những thông tin có ích để nhận biết, xử lý và giúp đỡ phục hồi sức khỏe cho thai phụ.

 

Tìm câu trả lời về việc bà bầu uống cà phê sữa được không?

Bạn đang mang thai, bạn yêu vị cà phê sữa và bạn băn khoăn bà bầu uống cà phê sữa được không? Bạn không thể bỏ qua bài viết này!

TIN MỚI NHẤT