Đau bụng co thắt, tiềm ẩn nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe 29/09/2019 18:25

Bạn thỉnh thoảng hoặc thường xuyên đau bụng co thắt, tìm hiểu ngay để nhận diện triệu chứng, xác định nguyên nhân để chăm sóc sức khỏe.

Hiện tượng đau bụng co thắt

Đau bụng co thắt là các cơn đau quặn dai dẳng, đau có cảm giác lan tỏa, tạo thành từng cơn rất khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện tại bất kì vị trí nào trên đường tiêu hóa, trong đó thường gặp nhất là Đại Tràng. Đau bụng co thắt là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, do đó gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.

dau-bung-co-that-1
Đau bụng co thắt, hiện tượng có thể gặp ở bất cứ ai - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng co thắt từng cơn

Đau bụng quặn từng cơn là thuật ngữ dùng để gọi chung cho cảm giác đau nổi bật và đứt quãng ở vị trí ổ bụng, nơi tập trung tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Xung quanh rốn là nơi gặp gỡ, giao nhau của khá nhiều cơ quan, chính vì thế khi khu vực này bị những cơn đau quặn hành hạ thì cần phải cảnh giác.

Những cơn đau bụng theo cơn này thường khiến cho người bệnh bị đau dữ dội, người bệnh sẽ không thể chịu được mà phải ôm bụng rên rỉ, thậm chí cơn đau tăng lên khiến người bệnh không đứng, không ngồi được.

Những cơn đau bụng quặn từng cơn thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho người bệnh đau đớn, mệt mỏi. Với mỗi vị trí đau bụng khác nhau thì cơn đau lại là biểu hiện của một vấn đề khác nhau.

Triệu chứng đau bụng co thắt

Đau co thắt giữa bụng liên quan Các vấn đề liên quan đến Ruột non và Ruột già là nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu ở giữa bụng. Với các triệu chứng đi kèm như ăn không tiêu, buồn nôn, đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng... có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như hành tá tràng, viêm hang vị Dạ Dày, viêm loét Dạ Dày...

Đau bụng và chuột rút đi kèm tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt và giảm cân là biểu hiện của bệnh viêm Ruột.

Khi bị đau kèm theo cảm giác nôn mửa, tiêu chảy và khó xì hơi hoặc đại tiện, người bệnh nên cẩn thận với chứng tắc nghẽn Ruột non. Cơn đau kèm theo sưng phình ở gần rốn, thường gây khó chịu ở bụng gọi là thoát vị Rốn. Đau bụng co thắt có thể nhận biết và xác định vị trí cụ thể để liên hệ nguyên nhân và tìm cách điều trị.

Đau bụng co thắt xung quanh Rốn

Xung quanh rốn là nơi gặp gỡ, giao nhau của khá nhiều cơ quan, chính vì thế khi khu vực này bị những cơn đau quặn hành hạ thì cần phải cảnh giác.

Khi gặp phải những cơn đau bụng quặn, nhiều người bệnh nghĩ mình bị đau Dạ Dày nhưng thực tế thì chưa chắc bởi những tình trạng đau bụng quặn từng cơn có thể bị gây ra bởi nhiều loại bệnh khác, cụ thể như: Bệnh về gan, Các bệnh lý Dạ Dày (đau Dạ Dày, trào ngược Dạ Dày thực quản, viêm loét Dạ Dày, ung thư Dạ Dày)... cũng có khả năng gây ra các cơn đau bụng theo cơn, Rối loạn tiêu hóa, hội chứng Ruột kích thích, các bệnh phụ khoa. Cơn đau bụng quặn kèm theo các triệu chứng sưng bụng, táo bón, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn,sốt nhẹ... thì rất có thể người bệnh đã bị đau Ruột thừa.

dau-bung-co-that-2
Đau bụng co thắt vùng dưới rốn có thể do nhiều nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Khi bị đau bụng quặn dưới Rốn kèm theo các biểu hiện đau nhói bụng dưới Rốn và chuột rút thì rất có khả năng người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn Đại Tràng Dạ Dày… Còn có thể do vấn đề tại đường tiết niệu và các bệnh lý phụ khoa ở cả nam và nữ.

Đau bụng co thắt vùng Thượng vị (đau bụng co thắt vùng trên rốn)

Vùng thượng vị là vùng bụng có ranh giới từ Rốn trở lên đến phía dưới xương ức. Đau Dạ Dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng trên Rốn ở trẻ em và người lớn. Nếu kèm hiện tượng tức bụng, đau khi no quá hoặc quá đói có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đau Dạ Dày.

Phía trên Dạ Dày có một số cơ quan quan trọng như đường tiêu hóa, túi Mật, Gan và tuyến Tụy. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến về đau bụng ở trên Rốn, như khí hoặc virus Dạ Dày tuy nhiên không đáng lo ngại, nhưng một số nguyên nhân khác có thể cần điều trị y tế.

Tình trạng đau bụng quặn từng cơn xung quanh rốn nếu xảy ra một cách thường xuyên thì người bệnh tuyệt đối phải cẩn trọng, không được xem thường, bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Đau bụng co thắt Đại Tràng

dau-bung-co-that-3

Đại Tràng còn gọi là Ruột già - Ảnh minh họa: Internet

Đại Tràng hay còn gọi Ruột già là một phần của đường tiêu hóa nối giữa Ruột non và hậu môn có chức năng chính là chứa bã thức ăn đã tiêu thụ để lên men thành phân nhờ các vi khuẩn lên men thối sống trong lòng Đại Tràng. Bên cạnh đó Đại Tràng còn có chức năng tổng hợp các vitamin, hấp thu nước và muối chưa hấp thu hết trong thức ăn. Bệnh Đại Tràng co thắt (hay hội chứng Ruột kích thích hoặc bệnh Đại Tràng cơ năng) là một bệnh lý đặc biệt của Đại Tràng.

Bệnh Đại Tràng co thắt thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng vì do yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng nề về chức năng của Đại Tràng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý và điều trị tốt bệnh Đại Tràng co thắt giúp bệnh nhân

Cách chữa đau bụng co thắt

Đau bụng co thắt là bệnh dai dẳng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị căn bệnh này gặp nhiều khó khăn, phức tạp, khó chữa dứt điểm. Biện pháp điều trị hiệu quả là kết hợp đông y, tây y và điều chỉnh lối sống. Trong đó đông y giúp điều trị lâu dài, thuốc tây y giúp giảm các triệu chứng tức thời.

Sử dụng thuốc giảm đau cần phải được thăm khám và có sự chỉ định của các sĩ để sử dụng hợp lý và tránh làm tăng nặng bệnh.

Để điều trị bệnh đau bụng co thắt, người bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ gây cơn co thắt:

- Tránh tâm lý lo âu, căng thẳng, stress, đồng thời tham gia các hoạt động tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ.

- Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích như caffe, thuốc lá…

- Tránh ăn các đồ ăn cay nóng và các loại gia vị như ớt, hạt tiêu,..

dau-bung-co-that-4

Hạn chế đồ ăn cay nóng, các loại gia vị nóng - Ảnh minh họa: Internet

- Lúc ăn nên ăn chậm, nhai kĩ, chia nhỏ thức ăn. Tránh thức ăn cứng hoặc khó tiêu.

- Nếu bị táo bón, người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau, có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu bị tiêu chảy cần ăn các thức ăn để bù nước và điện giải.

dau-bung-co-that-5
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh - Ảnh minh họa: Internet

- Tích cực tập luyện thể dục để nâng cao thể trạng, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, massage vùng bụng khi đau để giảm nhẹ triệu chứng.

Ngày nay, bên cạnh sử dụng các thuốc để giảm nhanh triệu chứng, nhiều người lựa chọn biện pháp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để kiểm soát bệnh.

Đau bụng co thắt khi mang thai

Hiện tượng đau bụng, đau bụng co thắt khi mang thai là một triệu chứng hay xảy ra trong thai kỳ. Bình thường thai nhi nằm trong Tử Cung của mẹ, thai nhi ngày càng lớn dần, đồng nghĩa với việc Tử Cung của mẹ cũng phải to lên để kịp cho thai nhi phát triển, kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra (chức năng của dây chằng tròn là cố định và giữ vững Tử Cung). Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng và dãn nhiều hơn và gây nên những cơn đau bụng.

dau-bung-co-that-6
Đau bụng co thắt khi mang thai, không nên xem thường - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh những cơn đau bụng vì nguyên nhân không có hại, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số nguy cơ nguy hiểm sau đây: có nguy cơ sảy thai, có thai ngoài Tử Cung, nhiễm trùng đường Tiết Niệu, Sỏi Mật

Một khi có dấu hiệu đau bụng, quá sức chịu đựng của mẹ, hoặc có khuynh hướng tăng hoặc đi kèm các triệu chứng khác như: nôn ói, đau tăng lên khi tiểu tiện, đại tiện, thay đổi tính chất của phân (có đờm hay máu, phân lỏng..), sốt, ra huyết ấm đạo,…nhất thiết mẹ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm hướng điều trị, cắt cơn đau bụng, điều trị giữ thai để bảo đảm cho thai nhi được an toàn, phát triển tốt.

Đồng thời mẹ cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, cùng với sự chăm sóc và ăn uống phù hợp. Từ đó việc điều trị mới mang lại kết quả tốt.

dau-bung-co-that-7
Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn và điều tiết chế độ sinh hoạt phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài việc đau bụng khi mang thai có nguyên nhân liên quan sản phụ khoa. Triệu chứng đau bụng cũng có thể gặp khi mẹ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bị nhiễm trùng tiểu, mẹ bị viêm Ruột thừa, mẹ bị sỏi thận… Ngoài triệu chứng đau bụng, sẽ kèm theo các triệu chứng khác điển hình của bệnh lý kể trên. Trong trường hợp này cần phải thăm khám và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, thì cơn đau bụng sẽ hết.

Có thể thấy nguyên nhân đau bụng co thắt là rất đa dạng và không dễ để nhận biết đâu mới là nguyên nhân thực sự dẫn tới đau bụng. Do vậy cách tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh của bản thân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì để ngăn chặn nguy cơ biến chứng

Là một căn bệnh vô cùng phổ biến ngày này. Chúng ta cần biết trào ngược dạ dày nên ăn gì để góp phần điều trị, khắc phục và hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất

TIN MỚI NHẤT