Rối loạn nội tiết tố nữ, kẻ thù thầm lặng của người phụ nữ

Sức khỏe 21/08/2019 17:37

Rối loạn nội tiết tố nữ, là tác nhân làm giảm năng lượng cuộc sống, là nguyên nhân gây ra hàng loạt những vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của người phụ nữ.

roi-loan-noi-tiet-to-nu-1

Hệ thống nội tiết (hormones) được xem như là bộ máy vận hành của cơ thể

Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể con người có một hệ thống nội tiết (Hormones).  Hệ thống nội tiết được xem như là bộ máy vận hành chính của cơ thể, bao gồm một mạng lưới các tuyến sản xuất, giải phóng hormone, và hệ thống thần kinh cùng lúc điều chỉnh sự chuyển hóa năng lượng của các tế bào, vận hành các cơ quan và chức năng sinh lý của cơ thể. Hoạt động của hệ thống này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, chức năng tình dục và tâm trạng của cơ thể con người.

Hệ thống phải luôn được vận hành ổn định để đảm bảo cho một sức khỏe dẻo dai, tinh thần minh mẫn. Nếu vì một nguyên nhân nào đó phá vỡ sự cân bằng (như quá dư hoặc quá ít một số hormon) thì sẽ dẫn đến sự rối loạn nội tiết và gây ra một số biểu hiện lâm sàng tương ứng.

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ (estrogen)  đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chị em phụ nữ từ : sức khỏe, cảm xúc, tinh thần, ngoại hình và đặc biệt là sinh lý nữa. Chứng rối loạn nội tiết nữ là sự mất cân bằng hormon sinh sản trong cơ thể người phụ nữ.

Rối loạn nội tiết tố nữ cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Bởi bị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con.....

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ

Tâm trạng: thay đổi thất thường, cơ thể có cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, buồn chán, thất vọng và đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực.

Stress: Thường xuyên hoặc rất dễ gặp căng thẳng về tâm lý, áp lực, stress kéo dài và không rõ nguyên nhân.

Về da: Da trở nên khô, kém đàn hồi và bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn, vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.

Về sinh lý: Gây rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh nguyệt không đều, đau bụng trong kỳ kinh nhiều, liên tục mắc các bệnh phụ khoa. Giảm ham muốn tình dục, gây khô âm đạo, bốc hỏa.

Về sức khỏe: Cơ thể mệt mỏi, tóc dễ gãy rụng, bạc sớm, nguy cơ loãng xương cao, vòng eo dễ tích mỡ, lên cân bất thường, huyết áp tăng bất thường.

roi-loan-noi-tiet-to-nu-2

Rối loạn nội tiết tố gây ra rất nhiều những dấu hiệu tiêu cực trong cuộc sống

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân bệnh Rối loạn nội tiết tố

Các biểu hiện hay triệu chứng của vấn đề rối loạn nội tiết tố ở người phụ nữ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự mất cân bằng giữa hai hormon chính là progesterone và estrogen. Đây là hai kích thích tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người phụ nữ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ nào dẫn đến mất cân bằng mật độ hai hormon này sẽ dẫn đến sự khởi đầu của hàng loạt các dấu hiệu thay đổi và xuống dốc của cơ thể. Cụ thể có các vấn đề dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố như sau:

-Sử dụng nhiều thuốc tránh thai hoặc thuốc ngừa thai. Thuốc tránh thai là estrogen tổng hợp và khi dùng thuốc ngừa thai sẽ làm tăng estrogen và giảm progesterone, gây mất cân bằng hormon ở nữ giới.

roi-loan-noi-tiet-to-nu-3

Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi sẽ để lại những hậu quả khó kiểm soát

Ảnh minh họa: Internet

- Căng thẳng, stress kéo dài, hàm lượng progesteron trong cơ thể giảm sút, đẩy hàm lượng estrogen tăng cao hơn... dẫn đến rối loạn ở buồng trứng, tuyến yên và trục não bộ.

- Tiêu thụ các thực phẩm công nghiệp giàu estrogen cũng có thể làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Không những thế, ăn ngọt nhiều, dinh dưỡng quá mức đều có thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang, suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng dễ làm suy giảm nội tiết.

- Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, ăn không đủ chất, ăn uống không điều độ, không đa dạng nguồn thực phẩm hữu ích.

- Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại.

- Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa các loại hóa chất gây kích thích đến nội tiết tố.

Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Cực kỳ nguy hiểm! Bởi như ta đã biết, nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Do đó, nếu bị rối loạn nội tiết tố nữ, chị em có thể phải đối mặt với những hàng loạt vấn đề gây nguy hại đến sức khỏe như:

roi-loan-noi-tiet-to-nu-4

Rối loạn nội tiết tố nữ khiến cho phụ nữ rất mệt mỏi và khó khăn trong cuộc sống

Ảnh minh họa: Internet

- Làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung

- Gây các bệnh về da: khô, sạm, nám, lên mụn, lão hóa nhanh…

- Tâm lý tiêu cực trong công việc cũng như cuộc sống, dễ nóng nảy, căng thẳng…

- Suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống gia đình của không ít chị em phụ nữ.

- Ảnh hưởng đến tuyến vú, giảm kích thước, hoặc thậm chí có thê gây ung thư vú.

- Gây huyết áp cao, rất dễ tăng cân…

- Rối loạn chu kì kinh nguyệt

- Nguy cơ vô sinh rất cao, đẩy hạnh phúc của người phụ nữ đến bờ vực.

- Gây ung thư khi rối loạn nội tiết tố rất dễ dẫn đến suy giảm miễn dịch, nguyên nhân hàng đầu mắc các bệnh ung thư.

Rối loạn nội tiết tố nữ phải làm sao?

Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố kéo theo hàng loạt sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thì điều đầu tiên bạn làm là cần nhận diện đúng vấn đề, cần tìm đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ có chuyên môn, đồng thời thực hiện các bước sau để dần hồi phục sức khỏe và cơ thể lấy lại sự cân bằng:

- Không nên sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi, cần theo chỉ định phù hợp của bác sĩ với sức khỏe và tiền sử bệnh án của mỗi người.

- Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách hợp lý và khoa học.

- Ngủ đủ giấc và giảm stress cũng là một yếu tố cần thiết giúp cần bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng.

-Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đây là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể.

- Tránh xa các yếu tố gây kích thích cũng như ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt của cơ thể như: rượu, cà phê, thuốc lá…

- Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể theo sự thăm khám và tư vấn của các bác sĩ.

Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì?

Rối loạn nội tiết tố nữ, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn điều trị của bác sỹ bạn cần  điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý. Phương pháp ăn uống khoa học không chỉ giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn có tác dụng ổn định trao đổi chất trong cơ thể và tạo một tiền đề cho hệ thống nội tiết hoạt động hiệu quả. Vậy rối loạn nội tiết tố nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

- Đảm bảo ăn đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung thêm các loại thực phẩm làm tăng nội tiết tố nữ như: đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành), cà rốt, khoai tây, tỏi, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hủ, bí ngô, chuối, mè đen, nấm, đậu đen,…

roi-loan-noi-tiet-to-nu-5

Đảm bảo ăn đa dạng dưỡng chất cho cơ thể

Ảnh minh họa: Internet

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ,...Bổ sung các các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như Omega - 3, Omega - 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành,... Hãy ăn ít nhất mỗi tuần hai bữa cá sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng của hệ thống nội tiết, góp phần điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả.

roi-loan-noi-tiet-to-6

Các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa

Ảnh minh họa: Internet

- Tránh xa các loại thức ăn nhanh: Như xúc xích, thịt nguội, bánh mì kẹp, gà rán, mì ăn liền, bim bim,… trong những loại thức ăn này có chưa rất nhiều chất béo no sẽ kích thích các hormon bài tiết quá độ gây rối loạn nội tiết tố nữ, đồng thời chúng còn là “thủ phạm” mang lại cho bạn các bệnh về tim mạch, các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục, thúc đẩy tế bào ung thư tuyến vú hình thành nữa đấy;

- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, gạo, các loại ngũ cốc,…

- Cần tránh các chất quá béo, ngọt, hay quá mặn, hạn chế thức ăn ướp lạnh, cũng như chế độ ăn uống quá kiêng khem, thiếu dưỡng chất.

Rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì?

- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho một người khỏe mạnh là 1,5 - 2 lít nước lọc, có thể thay thế một phần nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi, trà thảo mộc đều tốt.

roi-loan-noi-tiet-to-7

Uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất được thuận lợi

Ảnh minh họa: Internet

- Thông thường khi bị rối loạn nội tiết chị em sẽ tìm đến các loại thuốc nội tiết nhằm cân bằng lại nội tiết. Tuy nhiên không phải trường hợp rối loạn nội tiết nào cũng uống thuốc giống nhau, do đó bạn không nên tự ý mua thuốc để uống, có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó chị em nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Thuốc đông y điều trị rối loạn nội tiết tố nữ có thể dùng nhiều vị thuốc khác nhau như ích mẫu, ngải cứu, đẳng sâm, trinh nữ hoàng cung, sữa ong chúa…đều có tác dụng tốt trong việc cải thiện nội tiết tố, ổn định hormone sinh dục, điều hòa kinh nguyệt và cải thiện khả năng sinh sản của chị em.

- Cung cấp Vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể: Thiếu vitamin làm rối loạn sự bài tiết của hormone gây ảnh hưởng xấu tới da, (chẳng hạn như vitamin C, D, E…) chính vì vậy để điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu vitamin và viên uống bổ sung.

 

Nếu mang bệnh này, hãy cảnh giác "cái chết bất ngờ" có thể đến vào tháng 2, tháng 7

Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng. Hiện nay cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.

TIN MỚI NHẤT