9 dấu hiệu đột quỵ ít gặp dễ bị nhầm là không nguy hiểm

Sức khỏe 14/12/2023 13:42

Đột quỵ thường có các triệu chứng phổ biến xác định bằng quy tắc F.A.S.T. Ngoài ra, có một số dấu hiệu đột quỵ hiếm gặp có thể bị nhầm lẫn với các bệnh ít nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng đột quỵ thường bắt đầu một cách đột ngột, tùy theo vùng não bị ảnh hưởng và phạm vi tổn thương.

Bạn có thể ghi nhớ các triệu chứng chính của đột quỵ bằng quy tắc F.A.S.T.

9 dấu hiệu đột quỵ ít gặp dễ bị nhầm là không nguy hiểm - Ảnh 1

F - Face (Khuôn mặt): Một bên mặt bất thường, lệch hướng, không thể cười, méo miệng, lệch mắt...

A - Arms (Cánh tay): Tê, yếu hoặc mất khả năng điều khiển cánh tay.

S - Speech (Lời nói): Nói chuyện không rõ ràng, khó hiểu hoặc hoàn toàn không thể nói chuyện dù vẫn có vẻ tỉnh táo.

T - Time (Thời gian): Gọi ngay cấp cứu nếu thấy bất kỳ triệu chứng nêu trên.

Tuy nhiên, đôi khi đột quỵ có thể có những dấu hiệu và triệu chứng khác ít gặp hơn, bao gồm 9 dấu hiệu sau đây:

  1. hoàn toàn tê liệt một bên người
  2. mất hoặc giảm thị lực đột ngột
  3. chóng mặt
  4. lú lẫn
  5. khó hiểu lời nói của người khác
  6. khó khăn trong giữ thăng bằng và phối hợp chân tay
  7. khó nuốt
  8. đau đầu đột ngột và dữ dội, gây cảm giác nhức nhối chưa từng có
  9. mất nhận thức

9 dấu hiệu đột quỵ ít gặp dễ bị nhầm là không nguy hiểm - Ảnh 2

Phát hiện sớm những dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ là rất quan trọng, vì điều trị càng sớm thì khả năng sống sót và phục hồi càng cao, di chứng càng giảm.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng có những nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới các dấu hiệu này.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh hút thuốc và tránh uống quá nhiều bia rượu.

Hiệp hội Đột quỵ đưa ra 5 lời khuyên để ăn uống lành mạnh:

  1. Trái cây, rau củ nên chiếm 1/3 chế độ ăn hàng ngày. Mỗi ngày ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau củ (tương đương 400 gram cho người trưởng thành).
  2. Tinh bột nên chiếm 1/3 chế độ ăn hàng ngày. Ưu tiên thực phẩm nguyên cám như gạo lứt, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng nguyên cám.
  3. Ăn protein hàng ngày. Chọn nguồn protein lành mạnh như cá, các loại đậu, các loại hạt, thịt nạc, đậu phụ và protein rau củ.
  4. Giảm sữa nguyên béo, kem, phô mai, thịt mỡ, thịt chế biến sẵn, chất béo dạng rắn như bơ động vật và bơ thực vật.
  5. Chỉ ăn một thìa cà phê muối mỗi ngày (hoặc 6 gram), tính cả lượng muối ẩn trong các loại thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn.

(Theo Express)

Mùa đông sợ nhất đột quỵ: 7 cách giảm nguy cơ đột quỵ trong mùa đông

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết lạnh có thể gây ra những ảnh hưởng không lường trước được đối với sức khỏe như các vấn đề về tim mạch và đột quỵ.

TIN MỚI NHẤT