Phân biệt CẢM CÚM - COVID-19 - LAO PHỔI: Triệu chứng ban đầu giống nhau khiến người bệnh hoang mang, lo lắng

Sống khỏe 24/03/2022 18:27

Các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm và COVID - 19 có các triệu chứng ban đầu tương tự nhau. “Bệnh lao” cũng được xem là một bệnh truyền nhiễm khác giống vậy.

Hàng năm, ngày 24 tháng 3 được chọn là "Ngày Thế giới Phòng chống Lao". Nhân ngày này, chúng ta nên một lần nữa cảnh giác và chú ý để phát hiện sớm và phòng chống bệnh lao.

Các triệu chứng cảm lạnh thường biến mất trong vòng 7 ngày. Có những trường hợp “long-Covid” với di chứng để lại lâu do COVID-19, nhưng không có nghĩa là các triệu chứng ho hoặc sốt nhẹ vẫn tiếp diễn do các vấn đề liên quan đến mệt mỏi và khả năng nhận thức.

Nếu các triệu chứng cảm lạnh như ho, khạc đờm và sốt nhẹ kéo dài hơn 2 tuần thì có thể nghi ngờ đó là những triệu chứng của bệnh lao.

Phân biệt CẢM CÚM - COVID-19 - LAO PHỔI: Triệu chứng ban đầu giống nhau khiến người bệnh hoang mang, lo lắng - Ảnh 1

Bệnh lao phát sinh từ sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (hay còn gọi là “vi khuẩn lao”), nếu không tác động gì đến loại vi khuẩn trên thì nó sẽ phá hủy các cơ quan và mô, vì vậy nếu các triệu chứng như cảm cúm xuất hiện trong một thời gian dài thì phải đi kiểm tra để bắt đầu điều trị.

Tính đến năm 2020, Hàn Quốc được ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất (49 người trên 100.000 dân) và tỷ lệ tử vong cao thứ ba (3,800 người trên 100.000 dân) trong số các nước thành viên OECD.

Phân biệt CẢM CÚM - COVID-19 - LAO PHỔI: Triệu chứng ban đầu giống nhau khiến người bệnh hoang mang, lo lắng - Ảnh 2Ảnh minh hoạ

Các xét nghiệm ban đầu để chẩn đoán bệnh lao bao gồm xét nghiệm phết trực khuẩn nhanh bằng axit, xét nghiệm nuôi cấy kháng axit và xét nghiệm khuếch đại axit nucleic. Cả ba xét nghiệm phải được thực hiện để tăng độ chính xác của việc chẩn đoán. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện cả ba giai đoạn này được gọi là “tỷ lệ thực hiện xét nghiệm xác nhận bệnh lao”, và phụ nữ trong độ tuổi 20~30, tỷ lệ thực hiện có phần thấp hơn nam giới. Theo kết quả ‘Đánh giá đặc tính bệnh lao năm 2020’ (lần thứ 3) của Viện Đánh giá Thẩm định Bảo hiểm Y tế, tỷ lệ thực hiện xét nghiệm của phụ nữ ở độ tuổi 20 là 89,5%, nam giới là 93,9% , phụ nữ ở độ tuổi 30 là 94,4% và nam giới là 96,5%. 

Tỷ lệ bệnh nhân lao mới được điều trị sớm tiếp tục được ghi nhận ở phụ nữ cũng thấp hơn một chút. Tỷ lệ bệnh nhân ban đầu tuân theo đơn thuốc tiêu chuẩn được gọi là 'tỷ lệ tuân thủ đơn thuốc tiêu chuẩn điều trị sớm', cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 20 chiếm 96,6% và nam giới 97,7%, còn phụ nữ ở độ tuổi 30 chiếm 97,8% và nam giới chiếm 98,5%. Mặc dù sự khác biệt về tỷ lệ giữa nữ và nam không lớn, nhưng vì số ca tư vong do bệnh lao phổi phát sinh nhiều trong nước nên phụ nữ ở độ tuổi 20-30 cần được quản lý và điều trị kỹ lưỡng triệt để hơn.

Phân biệt CẢM CÚM - COVID-19 - LAO PHỔI: Triệu chứng ban đầu giống nhau khiến người bệnh hoang mang, lo lắng - Ảnh 3

Ảnh minh hoạ

Tính đến năm 2020, có 19.933 trường hợp mới được ghi nhận mắc bệnh lao, có xu hướng giảm kể từ năm 2011 nhưng số người tử vong là 1356 người, mức cao nhất so với số bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm theo pháp định. 

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lao có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng lao. Bạn phải dùng đúng liều lượng đều đặn như bác sĩ đã kê đơn thì mới có thể ngăn ngừa hiện tượng bệnh tái phát và giảm khả năng lờn thuốc.

Trẻ mắc COVID-19 có kháng thể tự nhiên tồn tại ít nhất 7 tháng

Một nghiên cứu mới tại UTHealth Houston cho thấy, trẻ em từng mắc Covid-19 có kháng thể tự nhiên tồn tại ít nhất 7 tháng.

TIN MỚI NHẤT