Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa bệnh tật

Sống khỏe 26/11/2023 05:00

Nồng độ axit uric cao có thể dẫn đến bệnh gút và sỏi thận, gây đau đớn và nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

Axit uric là một chất thải trong máu được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin. Axit uric được thải trừ qua thận.

Quá nhiều axit uric trong cơ thể có thể gây ra tình trạng gọi là tăng axit uric máu.

Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa bệnh tật - Ảnh 1
Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát

Khi axit uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, nó có thể kết tinh lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp gây ra cơn gút cấp (bệnh gút). Hoặc lắng đọng tại da, mô mềm thành các hạt tophi, hoặc tạo thành sỏi urat ở thận.

Triệu chứng nồng độ axit uric trong máu tăng cao

Một số dấu hiệu và triệu chứng mà bạn nên chú ý bao gồm:

  • Cơn gút cấp ảnh hưởng đến khớp: một số khớp thường bị ảnh hưởng như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.
  • Khó chịu kéo dài sau khi cơn đau ban đầu dịu đi: tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
  • Khó khăn khi di chuyển các khớp.
  • Các khớp bị sưng, đau, đỏ là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải.
Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa bệnh tật - Ảnh 2

Làm thế nào để giảm nồng độ axit uric?

Nồng độ axit uric tăng cao khi thận không thể đào thải axit uric hiệu quả.

Chế độ ăn nhiều protein, ăn nhiều đường và uống rượu có thể dẫn tới vấn đề này.

Axit uric tăng cao có thể gây viêm, dẫn tới cơn gút cấp hoặc đau khớp.

Một số thay đổi lối sống nhất định và loại bỏ thực phẩm giàu purin có thể giúp giảm axit uric trong cơ thể.

Dưới đây là 5 cách để kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.

1. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C

Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa bệnh tật - Ảnh 3

Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Rheumatology cho thấy những người tiêu thụ vitamin C có nồng độ axit uric thấp hơn so với những người rất ít tiêu thụ.

Một nghiên cứu khác trên Archives of Internal Medicine cho thấy vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Một số thực phẩm giàu vitamin C tốt như trái cây họ cam chanh, ớt, dâu tây, bông cải xanh, mầm Brussels và khoai tây.

2. Tránh thực phẩm giàu purin

Ăn một chế độ ăn ít purin có thể có lợi cho bạn, nên ăn chủ yếu trái cây, rau và ngũ cốc.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, bia và rượu whisky.

3. Hạn chế rượu bia

Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa bệnh tật - Ảnh 4

Rượu cũng ngăn chặn axit uric rời khỏi cơ thể. Nồng độ axit uric cao có thể gây ra bệnh gút.

Tất cả các loại rượu, kể cả rượu vang, có thể làm tăng nồng độ axit uric và bùng phát bệnh gút.

Nên tránh uống bất kỳ loại rượu nào trong thời gian bệnh gút bùng phát.

4. Giảm chất tạo ngọt nhân tạo

Thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo có xu hướng tăng nồng độ axit uric và gây ra bệnh gút.

Bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm có đường để ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh gút.

Nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai, bánh ngọt, kẹo, các loại gia vị và sốt như tương cà, mayonnaise là những thực phẩm nhiều chất tạo ngọt nhân tạo phổ biến mà bạn nên tránh.

5. Uống nhiều nước

Nồng độ axit uric tăng cao? 5 cách giúp bạn kiểm soát để ngăn ngừa bệnh tật - Ảnh 5

Hãy nhớ uống đủ nước, nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống một số loại nước để giảm axit uric như: trà xanh, trà thảo mộc, nước chanh, nước lá tía tô, sữa tách béo, cà phê đen, nước khoáng có bicarbonate...

‏Người có tuổi thọ ngắn thường sở hữu 4 điểm chung 'chí mạng', âm thầm 'ăn mòn' sức khỏe nhưng ít ai nhận ra

‏Những thói quen nhiều người vẫn mắc này dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, huyết áp và ung thư, rút ngắn tuổi thọ.

TIN MỚI NHẤT