Chủ quan khi mang thai tháng thứ 5 dẫn đến sinh non

Nuôi dạy con 25/07/2019 14:38

Đừng vội chủ quan trong thai kỳ tháng thứ 5, các mẹ cần hết sức thận trọng vì giai đoạn này khả năng sinh non vô cùng nguy hiểm.

Nếu như 3 tháng đầu mang bầu là thời kỳ thai nhi yếu ớt nhất và 3 tháng cuối là thời kỳ nặng nề cận ngày sinh nhất thì có 1 giai đoạn nguy hiểm khôn lường mà chúng ta đã bỏ qua là mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ.

Trước tiên, xin chia sẻ về mức độ nguy hiểm thường gặp phải của các mẹ bầu là đau bụng khi mang thai tháng thứ 5. Có thể lúc này các mẹ cảm thấy thai đã chắc sau 3 tháng thai nghén mệt mỏi và giảm bớt áp lực về nguy cơ không tốt xảy ra cho thai nhi, mẹ sẽ thoải mái ăn uống và vận động bình thường lại. Nhưng nếu có hiện tượng đau bụng lâm râm trong tháng thứ 5 này thì mẹ bầu cần đến siêu âm xét nghiệm ngay. Bởi dù chỉ là những dấu hiệu nho nhỏ nhưng cũng có thể là hiểm họa không lường đe dọa đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.

mang thai thang thu 5
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 nguy hiểm khó lường
  1. Tìm hiểu về thay đổi tháng thứ 5

Trong tháng này em bé phát triển rất nhanh, bụng mẹ sẽ to ra và nhô lên. Thai nhi sẽ có chiều dài tầm 15-16cm, nặng 240 -260g. Mắt, mũi, miệng, tóc, móng sẽ rõ nét hơn. Não chia rõ vùng vị giác, thính giác và khứu giác. Nhịp tim bé nhanh hơn và hệ xương, cơ cũng bắt đầu phát triển. Mẹ có thể cho bé nghe nhạc và trò chuyện cùng vì thai nhi đã bắt đầu cảm nhận được rồi đấy!

- Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ ra rõ ràng, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, thể trọng tăng nhanh, ngực và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn.

- Bà bầu cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.

- Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.

- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều. Giai đoạn này trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.

- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón.

- Tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non.

- Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy.

  1. Nguyên nhân là gì?

- Dây chằng tròn căng: bụng to nhanh và cơ bụng của bà bầu cần dãn ra để dành không gian cho em bé. Các khớp xương đồng thời cũng bị kéo căng dẫn đến hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 5.

- Táo bón trong thai kỳ: thai nhi to ra sẽ chèn ép đường ruột gây táo bón thường xuyên gây ra hiện tượng đau bụng.

- Khoảng cách sinh mổ giữa lần trước và lần này cách nhau quá ngắn. Vết thương chưa lành mà em bé phát triển làm tử cung giãn ra, vết khâu cũ từ lần mổ trước sẽ gây ra cảm giác đau nhói.

mang thai thang thu 5
Bong nhau thai trong tháng thứ 5
  1. Triệu trứng và hậu quả

- Bị bong nhau thai: là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hiện tượng này sẽ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu nhưng không có nghĩa 3 tháng giữa là hết hoàn toàn. Nhau thai bị bong tách khỏi lớp nội mạc thành tử cung khi mẹ bầu vận động mạnh dẫn đến xuất huyết âm đạo, mức độ tăng dần khi không được phát hiện kịp thời. Và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non sẽ dễ xảy ra.

- Bị sảy thai: mẹ bầu quan sát sẽ thấy đau bụng không ra máu và tự khỏi sau 2, 3 ngày nên không lo ngại. Nhưng ngay sau đó cơn đau lại đột ngột xuất hiện một cách dữ dội hơn gấp nhiều lần và biến mất nhanh chóng thì nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai cao đến 70 - 75%. Nhau thai sẽ bị tách ra khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài, mẹ sẽ cảm thấy từ đau bụng dưới chuyển sang đau dữ dội, lúc này là thời điểm thai nhi bị đẩy ra ngoài cơ thể.

- Viêm ruột thừa: nếu có các triệu chứng đau bụng không ảnh hưởng đến sinh non thì có thể là bệnh lý viêm ruột thừa tái phát. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa thì tỉ lệ bị viêm ruột thừa khi mang thai là khá thấp nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Các biểu hiện để phân biệt là kèm theo các triệu chứng sốt cao (thường từ 38 độ C trở lên, sốt liên tục), mạch đập nhanh, lưỡi bẩn, môi khô, cơ thể mệt mỏi, thiếu nước… 

- Nhiễm trùng đường tiểu: tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan đặc biệt là ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo cảm giác căng tức lồng ngực, khó thở, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu có cảm giác bỏng rát…

  1. Biện pháp khắc phục như thế nào?

- Đầu tiên cần đến bác sỹ để chẩn đoán, siêu âm và có cách điều trị kịp thời.

- Mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái, tránh các lo âu căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

- Chế độ ăn uống hợp lý: Nhiều mẹ chưa biết mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì thì tham khảo nhé:

+ Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, chất khoáng, các nhóm vitamin, để hệ miễn dịch tốt hơn, đẩy lùi mọi nguy cơ bệnh tật.

+ Ăn nhiều hoa quả, nước ép hoa quả, rau xanh để cung cấp chất xơ phòng tránh hiệu quả nguy cơ bị táo bón.

+ Mẹ cần bổ sung các hàm lượng protein để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, cung cấp dưỡng chất cho bé phát triển cơ và da, thường có trong thịt gà, lợn, ngũ cốc…

+ Uống nhiều sữa và nước: trung bình cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày, uống sữa bầu để tăng Omega 3, Omega 6, DHA cho bé thông minh.

+ Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ nên bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường…

Ngoài ra, mẹ cần kiêng cữ một số thực phẩm như đồ uống có gas, cà phê, chất kích thích… thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh… hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đóng hộp và thức ăn tái, sống. Không nên ăn quá mặn nhằm tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 5.

- Vệ sinh cơ thể: vệ sinh vùng kín cẩn thận tránh nguy cơ viêm nhiễm hay mắc một số bệnh phụ khoa.

- Khi đau bên phải, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, chân gác cao lên.

- Dùng túi sưởi ấm để chườm lên phần bụng bị đau, massage bụng nhẹ nhàng

- Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc báo

- Tắm với nước ấm để thả lỏng cơ thể

- Nhờ chồng hoặc người thân massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng để quên đi cảm giác đau bụng.

- Sử dụng bài thuốc dân gian từ củ gai vì trong củ gai chứa hàm lượng acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic giúp nội mạc thành tử cung dày hơn, thai nhi bám chắc hơn, phát triển khỏe mạnh hơn. Đồng thời củ gai có khả năng cầm máu rất tốt nên khi xuất hiện máu ở âm đạo thì cũng nên sử dụng.

mang thai thang thu 5
Mang thai tháng thứ 5 cần chế độ dinh dưỡng gì?

Có thể thấy mang thai tháng thứ 5 các mẹ cần lưu ý khá nhiều về chế độ dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện về cả trí não lẫn thể chất. Đồng thơi cần chú trọng đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau bụng, ra máu, chảy sữa, đau rốn, tăng cân quá nhanh…

Giải đáp thắc mắc hay gặp ở các mẹ mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ khó khăn nhất bởi sự thay đổi cơ địa và thai nhi lúc này còn yếu. Do đó các mẹ cần kiêng cử khá nhiều và thận trọng trong ăn uống lẫn di chuyển.

TIN MỚI NHẤT