Dự án “ma” - người dân làm gì để tránh rơi vào “bẫy”?

Nhà đất 16/10/2019 06:00

Để tránh rơi vào những cái “bẫy” các dự án “ma”, dự án chưa đủ điều kiện bán, lãnh đạo địa phương, cơ quan chức năng và luật sư khuyến cáo khách hàng cần phải trang bị về pháp lý, biết phân loại bất động sản và khoanh vùng các khu vực đầu tư để chọn được chủ đầu tư uy tín.

Xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm

Sau khi hàng loạt các dự án huy động vốn trái quy định cũng như một số doanh nghiệp liên kết với người dân tự vẽ dự án ma trên đất nông nghiệp để trục lợi. Đặc biệt, hơn 1.000 khách hàng trong và ngoài tỉnh Quảng Nam kêu cứu đến UBND tỉnh Quảng Nam về việc mua đất của Công ty CP Bách Đạt An và Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản (Cty Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam) không có sổ đỏ, ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đã chỉ đạo Thanh tra, Công an tỉnh vào cuộc thanh tra và điều tra toàn bộ các dự án bán đất cho dân của của hai công ty này tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn).

“Sau khi có kết luận thanh tra, ai sai đến đâu sẽ bị xử lý đến đó…”, ông Cường nhấn mạnh.

Dự án “ma” - người dân làm gì để tránh rơi vào “bẫy”? - Ảnh 1

Ông Phan Việt Cường (đứng), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, phát biểu tại buổi đối thoại với người mua đất của Cty Bách Đật An và Cty Hoàng Nhất Nam. (Ảnh: Trương Hồng)

Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết thời gian qua đã theo dõi rất sát vụ việc, việc giải quyết các mối quan hệ cần phải đúng quy định pháp luật. “Giữa Cty Hoàng Nhất Nam và Bách Đạt An có hợp đồng, nhưng hiện hai đơn vị này đang tranh chấp hợp đồng và kiện ra tòa án. Đây là việc xảy ra ở Đà Nẵng, nhưng không phải tỉnh Quảng Nam không giải quyết mà giải quyết cần có lộ trình chứ không phải ngày một, ngày hai. Sai phạm của hai công ty là vi phạm hành chính chứ chưa có dấu hiệu sai phạm hình sự…”, Đại tá Dũng nói rõ.

Dự án “ma” - người dân làm gì để tránh rơi vào “bẫy”? - Ảnh 2

Theo Luật sư Lê Cao, Công ty Luật FDVN, Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng thì người dân cần phải trang bị về pháp lý, biết phân loại bất động sản và khoanh vùng các khu vực đầu tư để chọn được chủ đầu tư uy tín nhằm tránh rơi vào “bẫy”. Ảnh: Đoàn Hồng.

“Riêng đối dự án liên quan đến Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam, tỉnh đã ghi nhận các ý kiến phản ánh của người dân. Nếu liên quan đến đơn vị nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đảm bảo các quyền lợi của các bên. Quan hệ giữa Bách Đạt An và Hoàng Nhất Nam là quan hệ bằng hợp đồng giữa hai bên, trong đó Bách Đạt An có phần trách nhiệm đúng, có phần sai, kể cả Hoàng Nhất Nam cũng vậy…”, Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.

“Hiện Tòa án quận Hải Châu (Đà Nẵng) đang thụ lý vụ việc của hai công ty. Nếu tòa có triệu tập phía UBND tỉnh, tỉnh sẽ cử các ngành chức năng để cùng tham gia. Chúng tôi sẽ cung cấp hồ sơ, chứng cứ cho tòa án nếu họ yêu cầu. Chính quyền luôn theo dõi để giúp người dân chứ không đứng bên ngoài thiệt hại của người dân…”, ông Thanh nhấn mạnh.

Người dân làm gì để tránh bị “vào bẫy”?

Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, trước tình hình các dự án chưa đủ điều kiện nhưng đã huy động vốn, ký kết hợp đồng để bán cho khách hàng là trái quy định, vì thế thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị liên quan vào cuộc điều tra, đồng thời cảnh báo người dân, khách hàng cần cẩn trọng khi bỏ tiền ra mua đất chưa có sổ.

Dự án “ma” - người dân làm gì để tránh rơi vào “bẫy”? - Ảnh 3

Người dân cần nắm rõ thực trạng thực tế của dự án và hiểu rõ hợp đồng giao dịch mà mình thực hiện để tránh những rủi ro không đáng có khi thiết lập các giao dịch mua đất nền các dự án BĐS. Ảnh: Đoàn Hồng.

Còn phía UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho rằng, trên địa bàn thị xa có hàng trăm dự án bất động sản, trong đó có số ít đã đủ điều kiện bán đất, truy nhiên hiện nay hầu hết các dự án chưa được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng nên chưa đủ điều kiện bán đất nền. “UBND thị xã Điện Bàn đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Trung ương cần chấn chỉnh lại tình trạng bất động sản, thổi phồng giá đất như hiện này, đồng thời cảnh báo rộng rải cho người dân biết, tránh trường hợp như dự án của công ty Bách Đạt An và Cty Hoàng Nhất Nam…” - Đại diện thị xã Điện Bàn nêu vấn đề.

Liên quan đến vấn đề mua đất chưa có sổ đỏ, trao đổi với phóng viên Dân Việt, Luật sư Lê Cao - Công ty Luật FDVN, Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng phân tích, hiện nay, việc mua đất nền các dự án BĐS để sử dụng hoặc đầu tư là hoạt động rất sôi nổi và thường xuyên trên thị trường BĐS, tuy nhiên để tránh những rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện các giao dịch thì các nhà đầu tư hoặc người mua đất nền cần lưu ý một số điểm quan trọng.

Đó là, cần tìm hiểu thông tin về hồ sơ pháp lý, quy hoạch tổng thể và chi tiết của Dự án. Thông thường, đối với mỗi dự án BĐS được phép đưa vào kinh doanh đều phải đảm bảo điều kiện pháp lý và phù hợp với quy hoạch, được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Do đó, khi tìm hiểu đất nền cần mua thì người mua cần yêu cầu được cung cấp hồ sơ pháp lý, cung cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết này để đảm bảo nắm rõ dự án có thật hay không, đủ điều kiện để chuyển nhượng cho người mua chưa, khu vực dự án có được phân lô bán nền hay không.

Bên cạnh đó, cần kiểm tra xem quyền sử dụng đất của Dự án có bị kê biên, thế chấp ngân hàng hoặc bị ràng buộc bởi các bên liên quan khác hay không để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh không mong muốn đối với người mua.

Dự án “ma” - người dân làm gì để tránh rơi vào “bẫy”? - Ảnh 4

Để tránh rủi ro, nhà đầu tư và người dân nên chọn những dự án đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ và có sổ đỏ để mua đất nền. Ảnh: Đoàn Hồng.

“Đặc biệt, cần xem xét kỹ hợp đồng mua bán đất nền với Chủ đầu tư. Hiện nay, có nhiều trường hợp mua bán đất nền được thực hiện với các loại giao dịch khác nhau như: đặt cọc, giữ chỗ, mua bán nhà đất hình thành trong tương lai với đủ kiểu biến đổi kiểu mẫu của các Chủ đầu tư khác nhau. Do đó, dù dưới hình thức nào thì cũng cần xem xét các điều khoản đảm bảo quyền lợi của người mua theo đó các điều khoản cần cẩn trọng xem xét như: giá trị hợp đồng; phương thức thanh toán; tiến độ thanh toán; quy định về quyền và nghĩa vụ các bên; quy định về xử lý vi phạm của các bên; thời hạn bàn giao đất thực tế và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Theo đó, cần xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên tương thích nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua tránh những rủi ro và bất công khi giao kết hợp đồng…” – Luật sư Lê Cao nhấn mạnh.

Như vậy, nhìn chung việc đảm bảo an toàn cho một giao dịch mua đất nền được thành công, các nhà đầu tư cần nắm rõ về pháp lý dự án, biết rõ thực trạng thực tế của dự án và hiểu rõ hợp đồng giao dịch mà mình thực hiện để tránh những rủi ro không đáng có khi thiết lập các giao dịch mua đất nền các dự án BĐS…

Giá bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng nhờ làn sóng dịch chuyển đầu tư

Theo ghi nhận của JLL, giá thuê đất khu công nghiệp trong quý III/2019, trung bình đạt 95 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

TIN MỚI NHẤT