Thay đổi chế độ trên máy lạnh đúng cách - không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết

Mẹo vặt trong bếp 13/05/2022 07:27

Máy điều hòa - thiết bị quen thuộc với mọi nhà, việc điều chỉnh, lựa chọn chế độ phù hợp vừa tốt cho sức khỏe lại vừa tiết kiệm được một khoản đáng kể cho gia đình mình

Chế độ làm mát (Cool)

Thay đổi chế độ trên máy lạnh đúng cách - không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Trong những ngày oi nóng, độ ẩm thấp, các gia đình thường sử dụng chế độ làm mát của điều hòa, có biểu tượng hình bông tuyết trên điều khiển. Khi bật chế độ này, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống nhanh do máy nén làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ ổn định. Nhiệt lượng trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài và quạt chỉ ngừng chạy khi nhiệt độ phòng đạt đến mức đã cài đặt. Quá trình làm việc này của điều hòa cần công suất điện cao nhưng mang lại hiệu quả làm mát tốt, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ đạt ngưỡng từ 36 độ C trở lên.

 Chế độ AUTO

Trong các chế độ điều hòa, chế độ AUTO là chế độ tự động điều chỉnh mức nhiệt, độ ẩm và sức gió của điều hòa thông qua các cảm biến thông minh, khiến người dùng có cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất. Biểu tượng của chế độ AUTO là hình 3 mũi tên nối đuôi nhau tạo thành hình vòng tròn.

Chế độ làm khô (Dry)

Thay đổi chế độ trên máy lạnh đúng cách - không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Chế độ này có biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển. Nó thích hợp với những ngày thời tiết không quá nóng (dưới 36 độ C) hoặc trời mưa, có độ ẩm không khí cao. Nhiệm vụ chính của chế độ này chính là hút bớt ẩm trong phòng để tạo bầu không khí mát mẻ, khô ráo hơn. So với chế độ Cool thì chế độ Dry hoạt động ở công suất thấp hơn, tiêu thụ lượng điện ít hơn hẳn.

Do không tập trung vào làm lạnh sâu mà chỉ duy trì nhiệt độ trong phòng ở khoảng 23 độ C nên khi bật chế độ Dry có thể giúp bạn tránh được sốc nhiệt khi bước ra khỏi phòng. 

Chế độ HEAT 

Trong các chế độ điều hòa, chế độ HEAT là chế độ có tác dụng sưởi ấm. Chế độ HEAT chỉ có ở các dòng điều hòa 2 chiều và thường được sử dụng vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp.Sau khi khởi động chế độ HEAT, bạn có thể tùy ý điều chỉnh nhiệt độ bằng cách sử dụng 2 phím mũi tên lên xuống. Nhiệt độ thích hợp nhất khi sử dụng chế độ này là từ 20- 24 độ C. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài phòng không quá 10 độ C để tránh hiện tượng sốc nhiệt.Đối với những ngày thời tiết hanh khô hoặc đối với người già hoặc trẻ em, nên đặt một chậu nước trong phòng khi bật chế độ HEAT để duy trì độ cân bằng ẩm cho da.Chế độ HEAT của điều hòa có biểu tượng đặc trưng là hình mặt trời.

Chế độ vận hành ban đêm (Night hoặc Sleep)

Chế độ này thường được sử dụng vào ban đêm. Cứ 1 giờ đồng hồ điều hòa sẽ tự tăng 1 độ để người sử dụng không bị lạnh mà luồng khí trong phòng vẫn ở mức độ mát mẻ, dễ chịu. Đây là chế độ giúp bạn tiết kiệm điện và không gây hại sức khỏe khi sử dụng điều hòa vào ban đêm. Nó rất phù hợp với gia đình có người già và trẻ nhỏ. 

Chế độ Fan Only

Thay đổi chế độ trên máy lạnh đúng cách - không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

 

Khi kích hoạt chế độ này, chiếc điều hòa sẽ chỉ hoạt động với chức năng và tiêu tốn công suất như một chiếc quạt gió thông thường mà lại có thể làm mát được khoảng không gian rộng lớn vì được lắp ở trên cao. Chế độ này rất hữu ích trong những ngày thời tiết mát mẻ, khi người dùng không cần làm lạnh. 

Chế độ hẹn giờ bật/tắt

Nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày và buổi chiều tối. Nhiều người phải thức dậy giữa đêm để tắt điều hòa mà không biết trên máy có sẵn một chế độ hẹn giờ bật/tắt. Trước khi ngủ, bạn chỉ cần hẹn thời gian bật/tắt để điều hòa tự tắt ở một khoảng thời gian nhất định. Chế độ này giúp bạn không bị quá lạnh vào ban đêm và mang lại hiệu quả tiết kiệm điện năng. Khi gần sáng, nhiệt tăng không khí lên thì điều hòa có thể tự động bật lại để duy trì cảm giác mát mẻ trong phòng.

Chế độ kiểm soát năng lượng chủ động 

Đúng như tên gọi của nó, chế độ kiểm soát năng lượng chủ động cho phép người dùng có thể tự thay đổi công suất tiêu thụ cũng như công suất làm lạnh của máy lạnh bất kỳ lúc nào theo các mức công suất khác nhau.

Chế độ tiết kiệm năng lượng (Energy Saver Mode) hoặc quạt thông minh (Fan Smart Mode)

Thay đổi chế độ trên máy lạnh đúng cách - không những tiết kiệm điện mà còn tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Đây là hai chế độ giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa một cách đáng kể. Nếu lựa chọn một trong hai chế độ này, khi mức nhiệt trong phòng đã giảm xuống dưới nhiệt độ cài đặt thì máy nén sẽ ngừng chạy để tiết kiệm điện. Đồng thời, các quạt sẽ tự động bật/tắt 2-3 phút một lần để duy trì nhiệt độ. Trường hợp nhiệt độ trong phòng tăng lên cao hơn mức cài đặt, máy nén và quạt sẽ cùng hoạt động trở lại để hạ nhiệt độ phòng xuống. Khi đạt nhiệt độ yêu cầu, máy nén sẽ tự ngừng chạy.

Trên đây là những chế độ cơ bản mà hầu như máy điều hòa nhiệt độ nào cũng có. Việc hiện thị và cách cài đặt chế độ của từng hãng có thể khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.

Việc lựa chọn đúng chế độ, phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện thời tiết sẽ giúp bạn tiết kiệm một lượng điện đáng kể. Trong những ngày nắng nóng cực điểm, chế độ Cool là lựa chọn phù hợp vì nó có thể giúp làm mát tốt hơn, duy trì nhiệt độ ổn định, tạo sự thoải mái cho người dùng. Trong khi đó, vào những ngày trời không quá nóng nhưng lại có độ ẩm không khí cao hoặc mưa nhiều thì chế độ Dry sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Nó vừa giúp duy trì nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ vừa giúp giảm cảm giác ẩm ướt, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chế độ Dry quá lâu vì nó có thể gây khô da, khô mũi, tạo cảm giác khó chịu.

7 loại trái cây không nhất thiết phải bỏ vào tủ lạnh để bảo quản

Nếu đã mua một ít trái cây thì tại sao không để chúng vào trong tủ lạnh? Trên thực tế một số loại trái cây thích hợp bảo quản ở nhiệt độ phòng vì lý do đảm bảo được hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng. Dưới đây là 7 loại trái cây không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh.

TIN MỚI NHẤT