Nghệ sĩ Bạch Long trải lòng về khoảng thời gian ‘trắng tay' khi sân khấu cải lương 'thoái trào'

Hậu trường 07/03/2022 20:42

"Tôi nổi tiếng tới mức ở Trung Quốc có Lục Tiểu Linh Đồng thì ở Việt Nam người ta biết tới tôi" – nghệ sĩ Bạch Long nói.

Nghệ sĩ Bạch Long là gương mặt không còn quá xa lạ với nhiều thế hệ khán giả. Hiện, dù không còn xuất hiện nhiều trên sân khấu hay sóng truyền hình nhưng cuộc sống của nam nghệ sĩ vẫn nhận được nhiều sự quan tâm. Mới đây, tại chương trình "Khoảnh khắc rực rỡ", nghệ sĩ Bạch Long hiếm hoi chia sẻ về sự nghiệp của anh trong suốt nhiều năm qua.

Được biết, Bạch Long bén duyên với nghệ thuật khi chỉ mới 10 tuổi. Ông bắt đầu với công việc đi hát dưới sự dìu dắt của cố nghệ sĩ Minh Tơ (cha của NSND Thanh Tòng). Đến năm 1982, khi tham gia vở diễn cải lương Phù Đổng Thiên Vương, với vai Thánh Gióng, ông bắt đầu để lại dấu ấn trong lòng khán giả.

Chính vở diễn này giúp ông đoạt Huy chương vàng Liên hoan sân khấu thiếu nhi. Sau đó, tới năm 1983, 1984, ông nổi tiếng qua các vai Trần Quốc Toản, rồi vai Phạm Cự Chích - một vị tướng lớn trong lịch sử. Tới năm 1992, nổi tiếng với vai Quách Hải Thọ - một cậu bé bán cải nuôi mẹ mù. Sau đó, ông thành công với vai Tôn Ngộ Không trong vở 7 yêu nhền nhện. Lúc bấy giờ, nổi tiếng tới mức ở Trung Quốc có Lục Tiểu Linh Đồng thì ở Việt Nam người ta biết tới Bạch Long.

Nghệ sĩ Bạch Long trải lòng về khoảng thời gian ‘trắng tay' khi sân khấu cải lương 'thoái trào'  - Ảnh 1
Bạch Long ghi dấu ấn trong vai Tôn Ngộ Không - Ảnh: Internet

 

Tuy nhiên, đến năm 1986, nghệ thuật cải lương qua thời hoàng kim của ngày trước nên ông ngưng hoạt động và rơi vào cảnh trắng tay. Khi đang chật vật với cuộc sống và nghề nghiệp thì vô tình một ngày, sân khấu kịch Idecaf diễn vở Ba chàng lính ngự lâm bị thiếu diễn viên nên họ mời ông. Ông cũng đồng ý tham gia.

Ông chia sẻ: "Người nước ngoài vốn không hiểu tiếng Việt, chỉ coi cách diễn xuất của nghệ sĩ. Vì thế nên tôi lấy những lối diễn đặc trưng của tuồng cổ như cơ mặt, vũ đạo để gây ấn tượng với họ. Ví dụ, khi diễn cảnh giận giữ, tôi trợn mắt, giật cơ mặt nhìn rất độc đáo, khiến khán giả thích thú. Đó là chiêu thức của hát bội mà kịch nói vốn không có. Tôi còn dựng cả vũ đạo áp dụng từ tuồng cổ sang, gọi là ngôn ngữ hình thể. Khán giả nhìn thấy thích lắm".

Nghệ sĩ Bạch Long trải lòng về khoảng thời gian ‘trắng tay' khi sân khấu cải lương 'thoái trào'  - Ảnh 2
Bạch Long biết ơn cố nghệ sĩ Minh Tơ là người thầy đầu tiên dìu dắt ông trong sự nghiệp - Ảnh: Internet

Nghệ sĩ Bạch Long còn cho biết, ông rất mang ơn cố nghệ sĩ Minh Tơ và cố nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng vì hai người thầy này đã cho ông rất nhiều kiến thức để giờ có vốn liếng dạy lại cho giới trẻ hoạt động nghệ thuật.

Xót xa những ngày xế chiều của 1 nam nghệ sĩ: Đi lại khó khăn, giao tiếp chậm vì bị nhũn não, qua đời sau 13 năm tai biến

Cuộc sống khó khăn tuổi xế chiều của nghệ sĩ Thanh Tú khiến người hâm mộ vô cùng đau xót và tiếc nuối.

TIN MỚI NHẤT