Nữ sinh lớp 8 nhập viện tâm thần vì bị bạn bè hành hạ, đe dọa suốt ngày

Đời sống 23/05/2023 17:09

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp được ghi nhận tại khoa tâm thần của bệnh viện về việc nhiều bệnh nhân đến khám có biểu hiện bị bạo lực học đường. Chuyên gia đã chính thức lên tiếng và tìm cách phòng tránh.

Theo nguồn tin từ báo An Ninh Thủ Đô, từ vụ nữ sinh lớp 10 ở một trường chuyên của tỉnh Nghệ An bị bắt nạt dẫn đến quyết định quyên sinh, đến vụ nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội bị "đánh hội đồng" mới đây gây xôn xao dư luận, dấy lên những lo lắng cho phụ huynh về vấn nạn bắt nạt, bạo lực học đường.

Thực tế tình trạng bắt nạt học đường thường kéo dài dẫn đến những vụ việc đáng tiếc, thương tâm. Điều ngạc nhiên là trong số các nạn nhân có cả học sinh trường chuyên, tức là rất thông minh, nhưng vẫn sợ hãi trước những lời đe dọa của kẻ bắt nạt nên không dám mách người lớn.

Hành vi bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Bắt nạt học đường tác động tới sức khoẻ thể chất, nỗi đau xã hội, các vấn đề trầm cảm, lo âu, tự sát... Nó có tác động ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em bị bắt nạt có nhiều khả năng lo lâu hơn so với trẻ bị ngược đãi, trầm cảm và có hành vi tự làm hại bản thân ở tuổi trưởng thành. 

Các dấu hiệu cảnh báo về việc bị bắt nạt như cảm xúc thay đổi, thường xuyên ốm hoặc chấn thương không rõ nguyên nhân, thay đổi hành vi ăn uống, ít ngủ hay gặp ác mộng, học hành sa sút, mất hoặc hư hỏng đồ đạc, thay đổi trong cách sử dụng mạng internet...

Nữ sinh lớp 8 nhập viện tâm thần vì bị bạn bè hành hạ, đe dọa suốt ngày - Ảnh 1
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Yến - Viện sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Dẫn nguồn tin từ Bộ Y Tế Bệnh Viện Bạch Mai, BSCK II. Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bắt nạt học đường là việc sử dụng vũ lực, ép buộc, trêu chọc, đe dọa, lạm dụng được lặp đi, lặp lại của người mạnh mẽ hơn về thể chất hoặc quyền lực hơn về địa vị xã hội đối với những người yếu thế. Các kiểu bắt nạt có thể bằng lời nói, bằng thể chất, bằng quan hệ xã hội và bằng tình dục. Với kiểu bắt nạt bằng lời nói, đây là loại thường gặp nhất.

Đối tượng bắt nạt, sử dụng giọng nói hoặc một số hình thức ngôn ngữ cơ thể nhắm tới nạn nhân. Ví dụ, như gọi tên, biệt danh, lan truyền tin đồn hoặc lời nói không đúng sự thật về nạn nhân. Ngoài ra, la hét, dùng ngôn từ thô lỗ, chế giễu hoặc cười nhạo cũng được xếp vào hành vi bắt nạt bằng lời nói. 

Ngoài ra, còn có hành vi bắt nạt tình dục. Đối tượng bắt nạt sử dụng hành vi hoặc lời nói tác động đến giới tính hoặc các vấn đề thuộc về giới tính của người khác. Hành vi đụng chạm vào phần cơ thể nhạy cảm hoặc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm về tình dục cũng được coi là bắt nạt tình dục. 

BS. Hoàng Yến cho biết: để giải quyết vấn đề bắt nạt học đường, trước hết cần xây dựng môi trường, nhà trường nói không với bắt nạt học đường. 

Nữ sinh lớp 8 nhập viện tâm thần vì bị bạn bè hành hạ, đe dọa suốt ngày - Ảnh 2
Bác sĩ Hoàng Yến chỉ cách phòng tránh vấn nạn bạo lực học đường - Ảnh: Bộ Y Tế Bệnh Viện Bạch Mai 

Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh về việc tôn trọng quyền cá nhân, sức khỏe, nhân phẩm của người khác; tăng cường vai trò của giáo viên, nhân viên tâm lý và gia đình trong đánh giá và giải quyết các vấn đề về bắt nạt học đường.

Đồng thời, xã hội cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác liên ngành, cung cấp đường dây nóng... kết hợp nhiều biện pháp để giải quyết. Với những trường hợp bị ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Để phòng chống bạo lực học đường, ở cấp độ cá nhân, mỗi học sinh cần tự học hỏi, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết như giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, quyết vấn đề, từ chối… Các con cần chủ động tìm hiểu và hỏi thêm thầy cô, cha mẹ để biết cách phòng tránh trong những tình huống nguy hiểm có thể bất ngờ xảy đến. Ngoài ra, khi con gặp sự việc khó giải quyết thì hãy chia sẻ, tâm sự với người lớn, bạn bè xung quanh.

Ở cấp độ trường học, nhà trường cần lồng ghép nội dung giảng dạy phòng chống bạo lực học đường vào các hoạt động sinh hoạt tập thể để tuyên truyền, phổ biến đến học sinh về biểu hiện, hậu quả và cách ứng phó với bạo lực học đường. Đồng thời, nhà trường có thể cung cấp các chỉ dẫn ứng phó trong tình huống bạo lực học đường cho học sinh bằng các áp phích, tranh, ảnh… dán ở nhiều nơi phù hợp, trong đó đặc biệt lưu ý làm nổi bật thông tin về "đường dây nóng" hỗ trợ học sinh bất cứ lúc nào có hiện tượng bạo lực hay bắt nạt xảy ra. Mặt khác, nhà trường cần tổ chức nhiều chuyên đề nhằm giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường về phòng chống bạo lực học đường. 

Đối với cấp độ xã hội, các cấp quản lý cao hơn có thể cân nhắc về việc tăng cường tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách phủ sóng các hình ảnh, video về hành động đẹp trong trường học, các việc làm tốt, các hình ảnh đẹp liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. 

Sức khỏe hiện tại của bé gái hơn 2 tháng tuổi bị bạo hành: Đã tự thở, có dấu hiệu hồi phục

Bé gái tại Đà Lạt bị người tình của mẹ bạo hành đã rời máy và tự thở, có dấu hiệu hồi phục.

TIN MỚI NHẤT