Rau mồng tơi có tác dụng thanh mát mùa hè, nhưng cứ ăn thế này chẳng khác nào đưa ‘thuốc độc’ vào người

Dinh dưỡng 20/05/2021 06:56

Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và phòng chống bệnh. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách thì sẽ vô cùng độc hại.

Những giá trị dinh dưỡng nổi bật có thể kể đến của rau mồng tơi là có hàm lượng vitamin A cao, giàu vitamin C hơn cả rau bó xôi và giàu chất sắt giúp cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da… rất thích hợp để giải nhiệt trong mùa nóng. Theo Tây y, ở trong mồng tơi còn chứa chất nhầy pectin rất quý. Chất này có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh như giúp nhuận tràng, thải chất béo nhằm chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.

Rau mồng tơi có tác dụng thanh mát mùa hè, nhưng cứ ăn thế này chẳng khác nào đưa ‘thuốc độc’ vào người - Ảnh 1
Rau mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Rau mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần 1/2 chén canh rau mồng tơi sau khi nấu chín sẽ cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần.

Thế nhưng, dù có tốt như thế nào thì cũng không nên lạm dụng. Khi chúng ta ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Chất này có khả năng liên kết với canxi, sắt làm cơ thể khó hấp thụ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Một thói quen “chết người” khác mà rất nhiều gia đình mắc phải khi ăn rau mồng tơi mùa hè. Nhiều gia đình có thói quen thích ăn đồ mát trong tủ lạnh nên nấu một bữa ăn cho cả ngày, hoặc nấu sẵn từ hôm trước đến sáng hôm sau mang cơm đi làm... Đây là một thói quen cần loại bỏ sớm vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân là vì hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Chất này đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso. Hợp chất này có thể gây các căn bệnh ung thư như thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, rau mồng tơi cũng là nhóm tính dược lý rất cao, nên nếu thuộc 1 trong 3 nhóm người dưới đây tốt nhất nên hạn chế ăn:

Rau mồng tơi có tác dụng thanh mát mùa hè, nhưng cứ ăn thế này chẳng khác nào đưa ‘thuốc độc’ vào người - Ảnh 2
 1 trong 3 nhóm người dưới đây tốt nhất nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Ảnh minh họa: Internet

Người sỏi thận: Rau mồng tơi chứa nhiều purin - hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Người bị đau dạ dày: Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.

Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng: Người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

8 tác hại khôn lường của việc lười ăn rau xanh mỗi ngày

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều loại vi chất thiết yếu khác cho cơ thể nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT