Dầu dừa rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những đồn đại về công dụng các chị em không nên tin

Dinh dưỡng 05/08/2021 07:21

Đi kèm với sự phổ biến của dầu dừa là những lời đồn đại về công dụng của sản phẩm này đối với sức khỏe.

Dầu dừa được chiết xuất từ cùi dừa và sở hữu hương vị đặc biệt, thường dùng trong chế biến món ăn. Không những thế, nhiều chị em còn coi sản phẩm này như một phương thuốc thần kỳ làm đẹp tự nhiên.

Những ai là fan (người hâm mộ) của dầu dừa đều tin tưởng chúng đem lại nhiều lợi ích, từ đánh bay mỡ bụng, kiểm soát cơn thèm ăn đến tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim và thậm chí tránh suy giảm trí nhớ. Dầu dừa càng trở nên phổ biến thì những lời đồn đại về hiệu quả của sản phẩm này ngày càng được lưu truyền. Trên thực tế, chúng chỉ mang lại một số lợi ích nếu bạn sử dụng một cách điều độ hoặc dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

Dưới đây là tổng hợp một số lợi ích tuyệt vời của dầu dừa và những hiểu lầm về công dụng mọi người không nên tin tưởng:

Lợi ích: Làm dịu ngứa tai

Dầu dừa rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những đồn đại về công dụng các chị em không nên tin - Ảnh 1

Nếu chỉ bị ngứa tai thông thường, không liên quan tới tổn thương hoặc nhiễm trùng, bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng thuốc nhỏ tai có chứa steroid.

Theo Đại học Texas tại Houston, ngứa tai là hiện tượng khá phổ biến và thường bắt nguồn từ nhiễm trùng, vẩy nến hoặc viêm da. Trên thực tế, không ít người đã khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn bằng cách ngoáy tai thông qua những vật dụng không chuyên, từ đó gây hại cho ống tai và rất dễ dẫn đến nhiễm trùng

Dầu dừa là một phương pháp trị ngứa tai và mụn nhọt tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Viêm da vào năm 2008, dầu dừa nguyên chất có thể làm giảm vi khuẩn Staphylococcus aureus trú ngụ trên da của người mắc viêm cơ địa (eczema). Nói cách khác, đặc tính kháng khuẩn của sản phẩm này sẽ rất hữu ích trong việc điều trị ngứa do bệnh về da gây nên.

Lợi ích: Dùng như chất bôi trơn

Dầu dừa tồn tại lâu và ít tạo ra mùi hơn so với các loại khác khi được sử dụng làm chất bôi trơn. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể làm biến chất và giảm hiệu quả của cao su. Do đó, bạn cần bỏ thói quen dùng bao cao su trước khi lựa chọn dầu dừa thay thế cho chất bôi trơn.

Hiểu lầm: Trị táo bón

Dầu dừa rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những đồn đại về công dụng các chị em không nên tin - Ảnh 2

Bạn đừng bỏ qua thói quen ăn nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày nhằm tăng cường chất xơ, chống táo bón.

Một số blogger cho rằng dầu dừa có khả năng trị táo bón vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng nào khẳng định điều này. Dầu dừa cũng không được các tổ chức y tế khuyến cáo sử dụng khi mắc các vấn đề về đường ruột. Nói cách khác, sản phẩm này giúp giảm táo bón, tăng nhu động ruột vẫn còn là điều bí ẩn.

Nếu tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo viện Mayo, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, dùng thuốc nhuận tràng để giúp ruột chuyển động dễ dàng hơn.

Hiểu lầm: Khử mùi tự nhiên

Hiện nay không có bằng chứng nào chứng minh dầu dừa có tác dụng chống lại Staphylococcus hominis, một loại vi khuẩn tạo ra mùi hôi dưới cánh tay.

Nói cách khác, dùng sản phẩm này như một chất khử mùi chỉ vì chúng có đặc tính kháng khuẩn là việc làm thiếu sáng suốt. Không những thế, bôi dầu dừa vào vùng da dưới cánh tay còn có thể khiến cho tình trạng “viêm cánh” trở nên tồi tệ hơn.

Hiểu lầm: Chống nếp nhăn

Dầu dừa rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những đồn đại về công dụng các chị em không nên tin - Ảnh 3

Cách tốt nhất để giảm lão hóa da sớm là dùng kem chống nắng, hạn chế hút thuốc, ăn uống lành mạnh, thoa kem dưỡng ẩm và làm sạch da hàng ngày.

Dầu dừa thường được quảng cáo giúp làm mờ các nếp nhăn do lão hóa hoặc các tình trạng sức khỏe khác gây ra. Tuy nhiên, hiện nay không có bằng chứng rõ ràng nào khẳng định điều này.

Thay vào đó, theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, bạn nên tìm đến các sản phẩm sở hữu những thành phần giúp cải thiện làn da như retinoid, vitamin C, axit hydroxy, coenzyme Q10, peptide và niacinamide. Hầu hết các loại kem chống nhăn không kê đơn hiện nay chỉ có thể cải thiện một phần làn da, không thể loại bỏ nếp nhăn hoàn toàn.

Hiểu lầm: Trị Herpes

Theo CDC, chưa có bằng chứng nào chứng minh dầu dừa có thể trị khỏi Herpes. Thay vào đó, thuốc kháng virus sẽ ngăn ngừa hoặc rút ngắn thời gian bùng phát, từ đó giảm khả năng lây truyền và kiểm soát bệnh.

Những fan của dầu dừa cho rằng đặc tính kháng virus của sản phẩm này là nguyên nhân khiến họ dùng để trị herpes. Trên thực tế, dầu dừa được tạo thành từ khoảng 50% axit lauric và 12% cacbon. Khi được tiêu hóa, các chất tiêu diệt vi khuẩn, chống nấm và virus này sẽ tạo ra monolaurin. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thể khẳng định cơ thể con người có thể sản xuất ra monolaurin từ dầu dừa hay không.

Theo Viện Mayo, herpes thường tự biến mất mà không cần điều trị trong vòng 2-4 tuần, dù bạn có thể dùng một số loại thuốc để đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Hiểu lầm: Cứ tiêu thụ dầu dừa là cải thiện sức khỏe tim

Dầu dừa rất có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những đồn đại về công dụng các chị em không nên tin - Ảnh 4

Những người ủng hộ dầu dừa cho rằng đây là một phương pháp chữa bệnh tim hoặc giảm cân tuyệt vời vì sản phẩm này sở hữu một lượng lớn chất béo bão hòa.

Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe tim mạch gây ra nhiều tranh cãi. Huyết áp cao và cholesterol có mối liên hệ với nhau vì các động mạch bị tắc nghẽn sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu.

Một nghiên đăng trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng, Dinh dưỡng và Trao đổi chất đã cho thấy, kết hợp dùng dầu dừa với việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn cần tiêu thụ những sản phẩm chứa chất béo như dầu dừa để tăng cường sức khỏe tim.

Theo Viện Mayo, dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cực cao, hơn 50% so với bơ. Mặc dù chất này làm tăng mức cholesterol, có liên quan đến bệnh tim, các "fan" của dầu dừa lại tin rằng một số chất béo bão hòa khác như chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) có lợi và làm tăng mức cholesterol tốt.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã khẳng định sản phẩm này gây tăng cholesterol tốt và xấu hơn các loại dầu thực vật khác như ô-liu. MCT chỉ là một phần nhỏ trong lượng axit béo ở dầu dừa.

Dùng dầu dừa chữa bệnh Covid-19: Chuyên gia nói gì?

Trước tình hình dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, việc tung ra những tin đồn chữa bệnh có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

TIN MỚI NHẤT