3 loại thực phẩm 'thuốc đắng' nhưng không 'giã tật', lỡ ăn trúng nguy hại cho cơ thể, loại số 2 còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Dinh dưỡng 05/09/2023 06:15

Ông bà xưa vẫn nhắc "thuốc đắng giã tật'' nhưng riêng 3 loại thực phẩm đắng này thì không, có thể gây hại cho cơ thể.

Các loại thực phẩm như mướp đắng (khổ qua), rau đắng... có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng. 

Các thành phần tạo ra vị đắng có tác dụng giúp cơ thể kích thích dạ dày sản xuất ra a xít, từ đó giúp hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ được các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Cân bằng vị giác. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo tiêu thụ đến từ đường được tìm thấy trong nước ngọt, nước tăng lực, bánh kẹo, ngũ cốc và các loại thức ăn nhanh phụ thuộc vào yếu tố di truyền, khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lại vị giác của mình để thích ứng với các loại thực phẩm lành mạnh bằng cách ăn các loại thực phẩm có vị đắng. Những thực phẩm này có tác dụng cân bằng lại vị giác, từ đó làm tăng sự thèm ăn đối với các thực phẩm bổ dưỡng.

Giải độc. 

Các loại rau như bồ công anh, diếp quăn, cải xoăn, rau đắng... chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật được chứng minh có tác dụng hỗ trợ gan, quản lý cholesterol, cân bằng nội tiết tố, giải độc máu và chuyển hóa chất béo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm đắng có lượng chất xơ phong phú nên có tác dụng làm sạch các chất thải lọc qua hệ tiêu hóa. Hơn nữa, vị đắng trong các loại thực phẩm còn có hàm lượng lưu huỳnh nên giúp giải độc gan, đồng thời làm giảm các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

3 loại thực phẩm 'thuốc đắng' nhưng không 'giã tật', lỡ ăn trúng nguy hại cho cơ thể, loại số 2 còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

3 loại thực phẩm nếu có vị đắng lại thành 'chất độc'

Bầu, bí ngô đắng

Đôi khi, bạn có thể gặp phải những quả bầu, bí bị đắng và nghĩ rằng đây là vị đắng tự nhiên, ăn sẽ không sao. Đáng tiếc rằng vị đắng “tự nhiên” này không bổ dưỡng mà có chứa độc tính nhất định.

Vị đắng của bầu, bí ngô đến từ chất cucurbitacin – chất gây ra vị đắng trong các quả bầu, bí được cho là thủ phạm dẫn đến ngộ độc. Trong trường hợp bình thường, ăn một chút cucurbitacin không gây hại cho cơ thể.

Nhưng nếu bạn vô tình ăn quá nhiều và để lượng cucurbitacin trong cơ thể quá nhiều, thì vấn đề là rất lớn. Phản ứng nhẹ ở đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn, nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tuần hoàn, thậm chí mất mạng.

3 loại thực phẩm 'thuốc đắng' nhưng không 'giã tật', lỡ ăn trúng nguy hại cho cơ thể, loại số 2 còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Củ lạc đắng

Chúng ta đôi khi có thể ăn phải hạt lạc bị đắng. Vị đắng này có thể do aflatoxin tạo ra bởi nấm mốc. Đây là một chất chuyển hóa được sản xuất bởi Aspergillus flavus và ký sinh trùng Aspergillus. Nó là một chất độc hại cao và gây ung thư.

Độc tố này thường có trong hạt dưa, đậu phộng, ngô và ngũ cốc. Một khi nấm mốc xảy ra, nó lây nhiễm các thực phẩm tốt khác, vì vậy nếu ăn phải hạt lạc đắng, bạn nên nhổ ra. Sau đó kiểm tra xem những phần khác có bị hỏng hay không.

3 loại thực phẩm 'thuốc đắng' nhưng không 'giã tật', lỡ ăn trúng nguy hại cho cơ thể, loại số 2 còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Các loại hạt đắng

Các loại hạt giờ đây phổ biến với rất nhiều người. Chúng có thể là một món ăn nhẹ rất tốt trong gia đình hoặc đem tặng cho bạn bè, người thân.

Chúng là những thực phẩm giàu năng lượng có chứa nhiều loại axit béo có lợi, vitamin tan trong chất béo,... Tiêu thụ đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

Nhưng các loại hạt đắng, chẳng hạn như quả óc chó, hạnh nhân và hạt mướp đắng, không thể ăn được vì chúng có chứa một chất gọi là glycoside cyanogen, hấp thụ hydro cyanide độc hại cao trong ruột và có thể gây liệt hô hấp, dẫn tới tử vong.

Rau sống hay nấu chín giàu dinh dưỡng hơn?

Nhiều loại rau bị mất chất dinh dưỡng ở mức độ nhất định khi đun nóng, lượng vitamin bị mất đi sẽ tùy thuộc vào từng loại rau và cách nấu.

TIN MỚI NHẤT