Trẻ bị sốt lạnh run người, có nguy hiểm đến tính mạng không?

Chăm sóc con 07/11/2019 10:56

Mặc dù sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng khi trẻ bị sốt lạnh run người thì lại khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng và lúng túng. Phần lớn lại không biết làm thế nào để vừa giữ ấm lại vừa hạ sốt cho trẻ. Và liệu nó có gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không, hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé! 

  1. Biểu hiện của trẻ bị sốt lạnh run người?

Sốt là một trong những dấu hiệu về sức khỏe mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua ít nhất một lần, đặc biệt trong quá trình phát triển tự nhiên (ví dụ như mọc răng). Thực chất đây chỉ là một phản ứng rất bình thường của cơ thể, có thể coi là một cơ chế phòng vệ khi tiếp xúc với những thay đổi hoặc tác nhân từ môi trường bên ngoài.

tre bi sot lanh
Trẻ sốt cao rét run chân tay lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị cảm lạnh, sốt cao cũng có thể có triệu chứng lạnh run. Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao (thường ở ngưỡng 38~39 độ C) nhưng chân tay lại lạnh ngắt, đôi khi tím tái và toàn thân run rẩy. Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này với tình trạng co giật do sốt cao. Nếu trẻ có hiện tượng sùi bọt mép hoặc trợn mắt thì đây là tình trạng hết sức nguy hiểm, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Nhưng nếu không có những dấu hiệu trên thì đây là tình trạng trẻ bị sốt lạnh run người.

Diễn biến của bé bị sốt lạnh run người có thể xảy ra như sau:

- Ban đầu:

Bố mẹ có thể thấy da mặt trẻ đỏ bừng, thường xuyên quấy khóc, ngủ nhiều và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nhiệt độ cơ thể sau khi đo khá cao, thường là 38 độ C nhưng cơ thể trẻ vẫn run rẩy, người vã nhiều mồ hôi. Kèm theo đó là các cơn đau đầu, chóng mặt rất khó chịu.

Nếu trẻ đã bắt đầu có những biểu hiện trên, bố mẹ nên theo dõi kỹ hơn từ đây.

theo doi nhiet do cua tre
Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet

- Biểu hiện lâm sàng:

  • Trẻ bị sốt lạnh run: Những cơn sốt kéo dài đến 1 tiếng khiến trẻ mệt mỏi, chóng mặt và đôi khi gây buồn nôn. Thậm chí nhiều trường hợp xuất hiện cả nôn khan.
  • Bé sốt lúc nóng lúc lạnh: Thân nhiệt bắt đầu tăng (trong nhiều trường hợp có thể lên tới 40 độ C), điều này cực kỳ nguy hiểm. Người bé lúc thì nóng ran lúc thì lạnh run cầm cập. Bố mẹ nên tìm cách hạ sốt cho bé càng nhanh càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng này có thể kéo dài tới 6 tiếng đồng hồ và thường diễn ra vào buổi chiều tối hoặc trẻ bị sốt rét về đêm.
  • Giai đoạn trẻ ra nhiều mồ hôi: Lúc này nhiệt độ cơ thể trẻ dần dần hạ xuống. Bé cảm thấy dễ chịu và buồn ngủ nhưng người vẫn ra nhiều mồ hôi. Tình trạng này thường kéo dài 1 tiếng đồng hồ.

Quá trình này kéo dài khá lâu và đòi hỏi sự theo dõi sát sao của bố mẹ, vì những biểu hiện ở trẻ có thể thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt những lúc sốt cao hoặc sau khi hạ sốt, bởi nếu không, tình trạng rất có thể sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  1. Trẻ bị sốt rét run phải làm sao?

tre bi sot ret phai lam sao
Trẻ bị sốt rét run phải làm sao? - Ảnh minh họa: Internet

Đây là điều khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng. Vì nhiệt độ cơ thể trẻ lúc nóng, lúc lạnh, lúc lại đồng thời cả nóng và lạnh. Hoặc do bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nên sinh ra lo lắng, bất cẩn. Lời khuyên là đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh theo dõi những biểu hiện của con và áp dụng một số những chú ý cần thiết đầu tiên để trẻ có thể thoải mái nhất. Bố mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người cần phải chú ý những điều sau: 

  • Nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa để không khí lưu thông nhưng không để trẻ nằm đúng hướng gió. Khu vực trẻ nằm nên gọn gàng, sạch sẽ.
  • Hạn chế để nhiều người vây quanh trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Không đắp chăn hoặc mặc quần áo quá dày.
  • Chườm khăn ấm cho trẻ bị cảm lạnh hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt, nhất là vị trí nách và bẹn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa (như cháo thịt nạc bằm, cơm mềm…), bổ sung nhiều nước hoặc nước trái cây. Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú.
  • Nếu trẻ nôn nhiều hay có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước.
Cho tre nam noi thoang mat
Nên cho trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Điều quan trọng là phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ. Dùng kẹp nhiệt độ đo nách hoặc hậu môn của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đã hỏi ý kiến bác sĩ trước đó về loại thuốc và liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ). Sau khi uống thuốc khoảng 30 - 45 phút thì kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ.

Trường hợp trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Xem thêm:

- Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật, tránh để lại hậu quả nguy hiểm theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

- Trẻ bị sốt và nôn: Mẹ tuyệt đối không được chủ quan

  1. Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người

Bởi vì lúng túng và lo lắng nên không ít bố mẹ vô tình đã mắc những sai lầm cơ bản trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người. Dưới đây là một vài sai lầm thường gặp nhất:

  • Sai lầm thường gặp nhất ở các bậc phụ huynh là khi thấy trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thì cho trẻ đắp chăn, mặc nhiều áo và đóng kín cửa sợ gió lùa vào phòng. Điều này là sai nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ bị sốt.
  • Thông thường, người bị sốt quá cao sẽ có thân nhiệt rất nóng bên trong nhưng ở bên ngoài lại rét, đặc biệt là càng sưởi ấm, càng đắp chăn càng thấy rét. Sốt càng cao càng khiến người bệnh rét run lên. Vì thế, bố mẹ tuyệt đối không nên đắp chăn cho trẻ hay đóng kín cửa sẽ làm không gian bí bách, khiến trẻ càng khó chịu.
quan ao thoang mat cho trẻ
Nên mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi - Ảnh minh họa: Internet
  • Sai lầm phổ biến thứ hai là chườm lạnh cho trẻ. Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cao thì chườm khăn lạnh để giảm nhiệt độ, khiến trẻ thấy mát mẻ hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chườm lạnh tại trán hay nách không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây hại cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm phổi hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn mà phụ huynh tiến hành chườm lạnh có thể khiến tình hình trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu chườm đá lạnh còn có thể gây bỏng lạnh, tổn thương da và khiến trẻ bị suy hô hấp. Tốt nhất nên sử dụng khăn ấm để đắp hoặc chườm cho trẻ khi thấy trẻ bị lạnh run người. 
  • Và điều quan trọng nhất, bố mẹ nên bình tĩnh xử lý nếu con có biểu hiện sốt lạnh run như vậy. Nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh áp dụng những phương pháp dân gian khi chưa hiểu rõ tình trạng của trẻ.
  1. Cách phòng chống

Hiện nay vẫn chưa có loại vắc-xin nào để phòng bệnh sốt rét ở trẻ. Vì thế cần "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Việc phòng chống muỗi truyền bệnh và những tác nhân gây bệnh từ môi trường vẫn là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Bạn có thể dùng các hóa chất để diệt muỗi (không để trẻ tiếp xúc hoặc hít phải) hoặc ngăn sự tiếp xúc gián tiếp giữa người và muỗi như mắc màn khi đi ngủ, mặc áo dài tay cũng như hạn chế mặc các loại quần áo tối màu vào buổi tối. Bên cạnh đó cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ nơi cư trú của muỗi như các bụi rậm, cống rãnh hoặc bể nước… Có thể sử dụng nhang chống muỗi để phòng tránh bệnh sốt rét.

phong benh de be luon khoe
Theo dõi sức khỏe cho trẻ thường xuyên để sớm phát hiện - Ảnh minh họa: Internet

Mong rằng bài viết trên đây đã trang bị cho các cặp bố mẹ những thông tin cần thiết nhất về tình trạng trẻ bị sốt lạnh run người. Tính đến hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin nào để phòng bệnh sốt rét nên cách tốt nhất là nên vệ sinh nhà cửa và những vùng xung quanh để muỗi không thể sinh sống. Cuối cùng, bố mẹ nên để ý và quan tâm đến những biểu hiện sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời và có phương pháp xử lý thích hợp nhất.

Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ báo hiệu bệnh gì?

Trẻ em thường rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ. Để giúp con có giấc ngủ ngon, không ảnh hưởng tới sức khỏe thì cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định về vấn đề này.

TIN MỚI NHẤT