Bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Chăm sóc con 09/12/2019 21:11

Bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị khi thấy xuất hiện nhầy mũi ở phân trẻ là gì? 

Hệ tiêu hóa của trẻ em 2 tuổi non nớt nên thường xuyên gặp những vấn đề bất thường. Nhiều mẹ bỉm đã tỏ ra rất lo lắng khi gặp trường hợp bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi. Thực ra, nếu lượng chất nhầy ít thì đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi xuất hiện lượng nhầy mũi nhiều, nó báo hiệu rằng sức khỏe con của bạn đang gặp một số vấn đề.

Nguyên nhân bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi:

Nguyên nhân bình thường:

Nếu bạn thấy trẻ đi ngoài xuất hiện một lượng nhỏ chất nhầy trong phân và không xuất hiện triệu chứng nào khác, bạn có thể yên tâm vì nó không có vấn đề gì đáng lo ngại. Có 2 nguyên nhân giải thích việc trẻ đi ngoài xuất hiện nhầy mũi:

Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 1
Bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi - Nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất, ruột ở trẻ tiết ra một cách tự nhiên chất nhầy giúp bao bọc đường ruột, tiêu hóa thức ăn và đi qua phân. Lượng chất nhầy này đi ra cùng phân hoặc dính một phần vào tã của trẻ.

Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 2
Trẻ bú sữa mẹ có lượng nhầy mũi trong phân nhiều hơn - Ảnh minh họa: Internet.

Thứ hai, lượng nước bọt ở trẻ tiết ra nhiều hơn so với người trưởng thành và chúng tự nuốt vào khi bú sữa mẹ. Lượng nước bọt này tạo nên chất nhầy mũi trong phân khi trẻ đi ngoài. Với những trẻ bú sữa mẹ, lượng nhầy mũi lớn hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Nguyên nhân bất thường:

Mặc dù trẻ đi ngoài có nhầy mũi là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu tình trạng này xảy ra lâu ngày và xuất hiện lượng nhầy lớn thì rất có thể trẻ đang gặp các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu:

Nguyên nhân đến từ bệnh lỵ, polyp đại trực tràng và bị lồng ruột. Phần lớn trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu xuất phát từ bệnh lỵ. Đối với polyp trực tràng, dù không phổ biến nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này, do khối polyp trực tràng gần sát hậu môn nên có thể gây kích thích khiến phân có nhầy và máu.

Ngoài ra, một trường hợp rất nguy hiểm khác là trẻ bị lồng ruột, ruột phía trên chui vào lồng ruột phía dưới hoặc ngược lại, làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Điều này rất dễ gây tử vong ở trẻ nếu không cấp cứu kịp thời.

Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 3
Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng:

Thủ phạm khiến trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: nhiễm khuẩn đường ruột, mọc răng, dị ứng thực phẩm. Đối với nhiễm khuẩn đường ruột, do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu ớt và non nớt nên vi khuẩn bên ngoài tấn công làm tổn thương đến hệ tiêu hóa của trẻ. 

Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 4
Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, trường hợp trẻ mọc răng cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu vàng. Khi mọc răng, bé sẽ tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, kích thích đường ruột dẫn đến tình trạng dư thừa lượng chất nhầy trong phân. 

Dị ứng đường ruột cũng khiến cho trẻ đi ngoài chứa chất nhầy màu vàng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý trong việc tìm ra loại thực phẩm khiến bé dị ứng. Nếu để lâu hệ tiêu hóa của bé sẽ yếu dần đi và nguy hiểm đối với sức khỏe.

Bé 2 tuổi đi ngoài có bọt và nhầy:

Bé đi ngoài có bọt và nhầy xuất phát từ 3 nguyên nhân sau: trẻ bị nóng trong người hoặc đường ruột bị kích thích, bé chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa. Một nguyên nhân nữa là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trường hợp này xảy ra với các bé mới ăn dặm. Do các mẹ cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột nên trẻ không tiêu hóa kịp dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy.

Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 5
Bé 2 tuổi đi ngoài có bọt và nhầy - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh:

Nhiều trường hợp trẻ đi ngoài ra phân xanh kèm với chất nhầy. Điều này thường xảy ra khi trẻ mọc răng, chảy nước dãi quá nhiều. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đây còn là dấu hiệu của việc nhiễm trùng đường ruột. Phụ huynh hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu tình trạng này kéo dài không dứt và đi kèm với các triệu chứng khác ở trẻ.

>>> Xem thêm:

- Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng giúp bé tăng cân

- Bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm phải làm thế nào?

Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 6
 Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị khi bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi:

Để điều trị tốt nhất tình trạng bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi, các bậc phụ huynh cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ đâu để có những phương án chữa trị phù hợp. Một số phương án bạn có thể thực hiện sau đây:

  • Trường hợp trẻ chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa. Các mẹ cần cho bé uống men tiêu hóa. Tuy nhiên, để uống men tiêu hóa như thế nào cho phù hợp thì các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Đối với các mẹ bỉm đang cho bé bú sữa, cần hạn chế ăn các đồ ăn chiên giòn, dầu mỡ, nhiều chất béo vì chúng ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé. Trong quá trình cho con bú, các mẹ bỉm cần ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây, sữa chua,...
Be 2 tuoi di ngoai co nhay mui 7
Khi gặp tình trạng bất thường, mẹ cần dẫn bé đi gặp bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy tình trạng bé 2 tuổi đi ngoài có nhầy mũi là phổ biến, không có gì phải lo lắng trong hầu hết các trường hợp. Nhưng các mẹ cũng nên theo dõi kỹ, nếu tình trạng này xảy ra liên tục, chất nhầy nhiều, hoặc xuất hiện máu trong phân thì nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa ngay nhé!

Thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn để cùng con phát triển mỗi ngày

Bé 2 tuổi là thời kỳ học ăn cực kỳ quan trọng của trẻ nhưng bé nhà bạn lại kém ăn. Hãy tham khảo thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn trong bài viết sau.

TIN MỚI NHẤT