Vụ nữ sinh bị cô giáo cầm kéo cắt giữa lớp: Hành động sai và thô bạo, không phải thấy 'ngứa mắt' là cầm kéo cắt

Xã hội 23/03/2023 12:56

Vụ cô giáo cầm kéo cắt giữa lớp đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Theo Pháp luật và xã hội, chiều 22/3, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có thông tin về clip nữ sinh bị cô giáo trừng phạt bằng cách yêu cầu đứng lên trước lớp để cắt tóc, khiến dư luận quan tâm. Theo Sở GD&ĐT nội quy của nhà trường là học sinh phải để đầu tóc gọn gàng, không nhuộm các màu, nhưng việc cô giáo dùng kéo cắt tóc của học sinh cũng là chưa chuẩn.

Trước đó, một đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh một nữ sinh trong trang phục áo trắng đồng phục của nhà trường, đang đứng trước lớp bị một nữ giáo viên cầm kéo hớt đi lọn tóc của học sinh này.

“Tôı cắt lem nhem cho mà bıết. Tôı đã nhắc từ hôm trước, gọı riêng em để nói chuyện rồı. Em bảo nhuộm lạı mà nay vẫn còn, đây em có nhìn thấy không? Tôı ρhảı đı cắt lạı cho em cái tóc vàng này à. Mấy sợi hay một sợi cũng cắt” – giáo viên có hành động cắt tóc học sinh trong clip lên tiếng.

Vụ nữ sinh bị cô giáo cầm kéo cắt giữa lớp: Hành động sai và thô bạo, không phải thấy 'ngứa mắt' là cầm kéo cắt  - Ảnh 1

Nữ sinh Vĩnh Phúc bị cô giáo cầm kéo cắt tóc. Ảnh: Dân Việt

Trước các học sinh trong lớp theo dõi sự việc, giáo viên này vừa giơ nắm tóc mới cắt vừa nói thêm: “Tí nữa có bạn nào tóc vàng cô cắt tiếp, nay cô cảnh cáo. Từ sau anh chị nào còn nhuộm thì tôi cắt thật nhiều chứ không phải thế này đâu. Tôi công khai trước lớp như thế”.

Thông tin từ Dân Việt, Sau khi vụ việc được chia sẻ rầm rộ đã nổ ra 2 tranh cãi trong dư luận. Có ý kiến cho rằng, nếu học sinh vi phạm nội quy nhà trường thì trước hết phải nhắc nhở rồi đến kỷ luật mời phụ huynh. Nếu vẫn không nghe có thể đình chỉ học. Dù cho có là giáo viên hay là gì đi chăng nữa thì cũng không có quyền xâm phạm đến cơ thể của người khác. Ở chiều ngược lại, nhiều người mà chủ yếu là phụ huynh đồng tình với hành động của cô giáo.

Theo tìm hiểu, trong Thông tư 32 năm 2020 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường THCS, THPT ghi rất rõ về hành vi, ứng xử, trang phục của học sinh nhưng không có nội dung nào cấm học sinh nhuộm tóc hay đánh son, sơn móng.

Hay với 7 khoản Điều 37 về các hành vi học sinh không được làm cũng không có ý nào nói về việc cấm học sinh nhuộm tóc. Nhưng thực tế, nhiều trường trên cả nước đã đưa yêu cầu về nhuộm tóc, thoa son trong nội quy.

Vụ nữ sinh bị cô giáo cầm kéo cắt giữa lớp: Hành động sai và thô bạo, không phải thấy 'ngứa mắt' là cầm kéo cắt  - Ảnh 2
"Khi muốn đưa trẻ vào khuôn khổ về ăn mặc, đầu tóc, phải dựa theo quy định của trường, của lớp chứ không phải thấy "ngứa mắt" là cầm kéo cắt". Ảnh: Info/VietNamNet

 "Bản chất con người thể hiện thông qua việc làm chứ không nhìn qua vẻ bề ngoài"

Ông Nguyễn Việt Hà, đại diện Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho hay: "Quy định của ngành là học sinh đi học phải giữ đầu tóc gọn gàng. Nếu học sinh vi phạm thì giáo viên có nhiều cách để thông tin, đôn đốc, nhắc nhở đến học sinh.

Trong trường hợp này, cô giáo đã phối hợp cùng gia đình học sinh từ sau Tết Nguyên đán. Bản thân em học sinh cũng nhờ bạn cắt tóc vàng đi rồi nhưng vẫn còn sót lại. Tuy nhiên, việc giáo viên cầm kéo cắt tóc học sinh là sai bởi giáo viên không có nhiệm vụ làm như vậy".

Thầy Lê Quốc Châu, giáo viên Trường THPT Cù Huy Cận, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh mới đây cũng rơi vào tình huống tương tự khi học sinh cắt tóc hình máy bay. Thầy Châu cho biết: "Em học sinh này sau đó đã hứa khi tóc tốt thì đi cắt và nói rằng nếu là thầy cô khác sẽ phạt em nhưng thầy lại khác. Đây là một kỷ niệm cuối cấp THPT đáng nhớ của em ấy".

Thầy Châu tiết lộ, trong nhiều năm đứng bục giảng, thầy thỉnh thoảng có gặp trường hợp học sinh cá biệt, nhất là ở các lớp thường chứ không phải lớp chọn: "Cách xử lý của mình là tìm hiểu rõ nguyên do và thường xử lý nhẹ nhàng, yêu thương, đôi khi khôi hài một chút".

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội chia sẻ ý kiến: "Cô giáo cầm kéo cắt tóc của học sinh là hành động thô bạo, mà đằng này lại cắt trước mặt cả lớp ".

Thầy Khang cũng cho biết, hiện nay có 2 luồng quan điểm là để học sinh thể hiện cá tính của mình qua đầu tóc, quần áo, son môi và một quan điểm đã là môi trường sư phạm phải chuẩn mực. Để rành mạch thắng thế quan điểm nọ với quan điểm kia là rất khó.

Theo thầy Khang, bản chất con người thể hiện thông qua việc làm chứ không nhìn qua vẻ bề ngoài. Học sinh ăn mặc, đầu tóc thể hiện cá tính trong trường là điều có thể chấp nhận được, miễn sao các em thể hiện thái độ học tập nghiêm túc, chăm ngoan, giỏi giang".

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh thì cho rằng: "Khi muốn đưa trẻ vào khuôn khổ về ăn mặc, đầu tóc, phải dựa theo quy định của trường, của lớp chứ không phải thấy "ngứa mắt" là cầm kéo cắt".

Lí do 'dì ghẻ' hành hạ bé gái 8 tuổi xin được giảm án

Theo thông tin mới nhất, TAND Cấp cao tại TP.HCM sắp mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Kim Trung Thái và Nguyễn Võ Quỳnh Trang.

TIN MỚI NHẤT