Tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 nào là phù hợp với 2 mũi trước đó?

Tin y tế 01/11/2021 09:26

Trước thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin mũi 3 có cần căn cứ vào loại vắc xin đã tiêm 2 mũi trước đó, Phó GS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM đã lên tiếng giải thích như sau.

Theo báo Lao Động, thông tin về kế hoạch tiêm vaccine mũi 3 được ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết trong buổi Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế thành phố trong đợt dịch thứ 4, diễn ra tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM vào chiều 30/10.

Cụ thể, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, trong 2 tháng cuối năm 2021, TP.HCM tiếp tục tiêm vét vaccine ngừa COVID-19 mũi 1, mũi 2 cho người trên 18 tuổi. Đồng thời, tiêm mũi 1, 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi (dự kiến cuối tháng 11). Đặc biệt, tiêm nhắc mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch trong tháng 11,12 - 2021.

Để đảm bảo ổn định kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM – trong một cuộc họp về vaccine nhấn mạnh: “Không ngưng điểm tiêm của người lớn mà vẫn phải duy trì với số lượng ít hơn. Dứt khoát không để 1 điểm tiêm vừa có người lớn lẫn trẻ em vì rất dễ nhầm lẫn”.

mui 3
Vaccine COVID-19 - Ảnh: Internet

Theo Tuổi Trẻ, trong Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế TP.HCM trong đợt dịch vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cũng nhấn mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.

"Phải đảm bảo độ bao phủ vắc xin từng người dân trong từng độ tuổi theo quy định, không chỉ dựa vào số liệu thống kê. Ưu tiên tiêm vắc xin cho người có nguy cơ cao như thai phụ, người trên 50 tuổi, béo phì và lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch" - tiến sĩ Vĩnh Châu cho biết.

Trước thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin mũi 3 có cần căn cứ vào loại vắc xin đã tiêm 2 mũi trước đó, Phó GS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho hay theo lý luận khoa học, loại mũi tiêm tăng cường nào là phù hợp thì phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thể:

Các nghiên cứu cho thấy vắc xin tăng cường (mũi 3) cùng loại vắc xin cơ bản (mũi 1 và mũi 2) đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca.

Số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vắc xin mũi 3 và vắc xin mũi 1, 2 giữa các vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca.

Nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vắc xin VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vắc xin Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).

Riêng vắc xin VeroCell của Sinopharm (Trung Quốc) tuy an toàn cao nhưng hiệu lực có thể hơi yếu ở người cao tuổi. Vì vậy nếu liều cơ bản là vắc xin VeroCell nên được tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin công nghệ mới như AstraZeneca hoặc Pfizer.

Bầu Thụy tài trợ 100 tỷ mua thuốc trị COVID-19, hơn 8.000 liều đã hạ cánh tại Tân Sơn Nhất vào trưa nay

Lô thuốc RONAPREVE điều trị COVID-19 theo đơn hàng tài trợ trị giá 100 tỷ của Công ty Cổ phần Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành đã về đến Sân bay Tân Sơn Nhất vào trưa ngày 27/10.

TIN MỚI NHẤT