Một sản phụ ở Bắc Giang mắc bệnh cực hiếm, may mắn được bác sĩ phẫu thuật cứu cả mẹ và con

Tin y tế 31/05/2023 11:35

Chị Nguyễn Thị N. (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) chuyển dạ ở tuần 37 thai kỳ với ngôi thai ngang và bị xoắn tử cung - một bệnh lý cực kỳ hiếm gặp nhưng may mắn được cứu sống cả mẹ và con.

Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, sản phụ N. được người nhà đưa đến BV Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng dữ dội, da tái nhợt. Siêu âm cấp cứu các bác sĩ phát hiện nhịp tim thai chậm 59 lần/phút, cổ tử cung đóng kín, bụng sản phụ co cứng. 

Các bác sĩ đã hội chẩn và chẩn đoán sản phụ bị suy thai cấp do rau bong non và có chỉ định phẫu thuật  lấy thai, nếu để chậm trễ thì thai nhi trong bụng có nguy cơ tử vong cao.

Khi phẫu thuật, BSCKII Đàm Văn Hưng - Trưởng Phòng Kế hoạch, nhận thấy tử cung sản phụ bị tím đen và xoắn mặt sau tử cung ra mặt trước, buồng trứng  2 bên cũng tím đen. Đây là trường hợp sản phụ bị xoắn tử cung - một bệnh lý vô cùng hiếm gặp khi chuyển dạ và nhanh chóng xoay tử cung về vị trí bình thường. 

Một sản phụ ở Bắc Giang mắc bệnh cực hiếm, may mắn được bác sĩ phẫu thuật cứu cả mẹ và con - Ảnh 1

Tử cung bị xoắn chuyển màu tím đen - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Bác sĩ phẫu thuật đã rạch ngang đoạn dưới tử cung để lấy thai và đón em bé nặng 3,2kg. Sau khi lấy thai, kiểm tra thấy tử cung, buồng trứng, vòi trứng hồng trở lại, các bác sĩ đã quyết định khâu phục hồi và bảo tồn tử cung giúp bảo toàn khả năng sinh sản của bệnh nhân.

Xoắn tử cung là một bệnh lý vô cùng hiếm gặp trong chuyển dạ, được định nghĩa khi tử cung xoay hơn 45o xung quanh trục dọc của tử cung và thường là 180o. Xoắn tử cung hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của mẹ cũng như thai nhi, xảy ra trong một số trường hợp như: thai ngôi ngang, tử cung dị dạng.

Một sản phụ ở Bắc Giang mắc bệnh cực hiếm, may mắn được bác sĩ phẫu thuật cứu cả mẹ và con - Ảnh 2

BS Đàm Văn Hưng thăm hỏi sức khoẻ sản phụ N. - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Theo BS Đàm Văn Hưng, sản phụ N. bị xoắn tử cung là một trường hợp vô cùng hy hữu. Với trường hợp này, nguyên nhân gây xoắn tử cung là do thai nhi nằm ngang trong tử cung, tạo thành 02 cực nằm ngang trong ổ bụng và đoạn dưới (đoạn eo tử cung), không được thành lập nên nhỏ như 01 cái cuống và khi sản phụ xoay người, xoay tư thế đột ngột sẽ gây xoắn tử cung. Khi tử cung bị xoắn khiến các tĩnh mạch bị tắc nghẽn gây hậu quả: đau, bầm tím tử cung và suy thai cấp cần phải phẫu thuật cấp cứu lấy thai càng sớm càng tốt.

Thật may mắn, sản phụ ngay sau khi nhập viện đã được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang thăm khám, chẩn đoán suy thai cấp và chuyển mổ cấp cứu kịp thời. Nếu chậm trễ không đưa ra hướng xử trí thích hợp, tính mạng của cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm. Đặc biệt, các bác sĩ đã được bảo tồn thành công tử cung cho sản phụ.

Cũng liên quan đến chuyện phát hiện bệnh hiếm gặp trên người sản phụ, tại TP.HCM cũng từng xảy ra 1 trường hợp tương tự. Cụ thể, theo thông tin từ báo Dân trí, ngày 20/2, đại diện Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ nơi đây vừa cứu sống một trường hợp bị căn bệnh rất nguy hiểm và hiếm gặp ở phụ nữ mang thai.

Chị N.T.L.H. (quê Đồng Tháp) có thai lần 3 nhưng không đi khám định kỳ. Gần đây, chị H. liên tục bị đau bụng, buồn nôn nhiều và nôn dịch trong. Bệnh nhân được phẫu thuật lấy thai cấp cứu tại một cơ sở y tế, sau đó diễn tiến suy hô hấp, đau bụng và ói, men tụy tăng cao.

Một sản phụ ở Bắc Giang mắc bệnh cực hiếm, may mắn được bác sĩ phẫu thuật cứu cả mẹ và con - Ảnh 3
Sau khi điều trị tích cực, sản phụ viêm tụy cấp nặng đã khỏe mạnh và được xuất viện - Ảnh: Báo Dân trí

Hậu phẫu mổ bắt con 1 ngày, chị H. được hội chẩn và chuyển khẩn về Bệnh viện Nhân dân Gia Định điều trị vào rạng sáng. Tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), kết quả chụp CT bụng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride, suy hô hấp, kèm bệnh đái tháo đường type 2.

Ekip điều trị đã cho bệnh nhân dùng kháng sinh phối hợp, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, kiểm soát đường huyết, dự phòng thuyên tắc huyết khối song song với siêu lọc máu liên tục (CRRT). Hai ngày sau, sản phụ tỉnh táo, được rút nội khí quản, cai máy thở và được chuyển lên khoa Nội Tiêu hóa tiếp tục theo dõi. Sau gần một tuần điều trị tại bệnh viện, sản phụ được xuất viện với tình trạng sức khỏe ổn định, vết mổ lành tốt, hết đau bụng, nôn ói và ăn uống lại được.

Vụ sản phụ tử vong bất thường tại bệnh viện tư nhân ở Đắk Lắk: Bác sĩ tiết lộ kết quả chẩn đoán

Theo chẩn đoán của các bác sĩ, đây là trường hợp sản phụ bị thuyên tắc ối. Do đó, sản phụ nhanh chóng được đưa xuống phòng mổ để mổ bắt thai nhi.

TIN MỚI NHẤT