Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 5 khi đã tiêm xong mũi 4?

Tin y tế 27/04/2023 11:02

Thời gian tiêm mũi 4 tính đến nay đã gần hết hiệu lực, do đó, nhiều người băn khoăn việc có nên tiêm nhắc lại mũi 5 hay không?

 

Mới đây, theo ông Hà Anh Đức - chánh văn phòng Bộ Y tế thông tin trên Báo Tuổi Trẻ cho biết việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, người dân vẫn theo hướng dẫn của Bộ Y tế (công văn số 3309 ngày 23-6-2022 của Bộ Y tế). Hiện mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 là mũi cuối cùng và cho nhóm người nguy cơ cao, chưa có khuyến cáo tiêm mũi 5.

Ông Đức cho biết thêm hiện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đang phối hợp các cơ quan chuyên môn như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP.HCM tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường và tham mưu Bộ Y tế rồi mới đưa ra quyết định có nên tiêm hay không.

Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 5 khi đã tiêm xong mũi 4? - Ảnh 1
Chưa có khuyến cáo tiêm mũi 5. Ảnh: Internet

Tại TP.HCM, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) cũng thông tin trên Tuổi Trẻ - cho biết việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân TP theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Mũi 4 chủ yếu tập trung cho một số nhóm người nguy cơ.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM - cho hay theo nhiều nghiên cứu, người trẻ khỏe, không thuộc nhóm nguy cơ cao thì chỉ nên tiêm 3 mũi vắc xin phòng COVID-19.

Trước tình hình ca COVID-19 gia tăng những ngày qua, Bộ Y tế khuyến cáo bên cạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch để duy trì miễn dịch, người dân cần tuân thủ nguyên tắc bảo vệ cho mình và người khác tại nơi công cộng bằng cách đeo khẩu trang và khử khuẩn thường xuyên.

Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 5 khi đã tiêm xong mũi 4? - Ảnh 2
Không nhất thiết phải tiêm nhắc lại mũi 5 đối với người không thuộc nhóm nguy cơ. Ảnh: Internet

 

Cũng theo PGS.TS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin trên Báo VnExpress, nhờ vaccine Covid-19 mà Việt Nam có thể thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Vaccine giúp phòng bệnh, giảm triệu chứng chuyển nặng, từ đó giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Tuy nhiên, vacccine Covid-19 không giống các vaccine có miễn dịch bền vững khác, bởi nó không ngăn cản triệt để sự lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, miễn dịch thu được từ vaccine giảm dần sau 4-6 tháng. Vì vậy, cần tiêm mũi bổ sung (mũi thứ 4) sau mũi cuối cùng, ít nhất khoảng 4-6 tháng.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu bạn đang bình thường, khỏe mạnh, đã tiêm đủ mũi cơ bản, mũi nhắc lại và mũi tăng cường (tổng cộng 4 mũi) thì không cần thiết tiêm mũi 5 (mũi nhắc lại lần 3).

Việc tiêm vaccine hiện tại cần ưu tiên cho nhóm dễ bị tổn thương như người già, bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm đầy đủ các mũi vaccine (như đã nêu ở trên). Nhóm này cần được khẩn trương tiêm vét để nhận được đủ liều, vì họ dễ nhiễm bệnh, nguy cơ chuyển nặng và tử vong cao hơn.

Trong trường hợp đã vaccine đầy đủ, mũi gần nhất cách đây 10 tháng, nằm trong nhóm nguy cơ cao, thì nên tiêm thêm một mũi tăng cường, còn gọi là mũi 5.

 

WHO: Dịch COVID-19 sắp qua giai đoạn khẩn cấp, chuẩn bị ứng phó dài hạn

Theo nhận định mới của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, thế giới đang dần bước qua giai đoạn khẩn cấp COVID-19.

TIN MỚI NHẤT