Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong giai đoạn "bình thường mới"

Tin y tế 08/10/2021 12:04

Hiện các địa phương trên cả nước cơ bản đã khống chế được dịch bệnh và từng bước thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội nên nhiều người có tâm lý chủ quan, lơ là, quên mất dịch bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn "bình thường mới".

"Bình thường mới" nhưng dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn

Hiện nay trên địa bàn nhiều tỉnh thành phố đã cơ bản khống chế được dịch bệnh nên đang từng bước thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội, bước vào trạng thái "bình thường mới".

Trạng thái "bình thường mới” Covid-19 là trạng thái mà tại đó đất nước vừa tập trung chống dịch, vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như lúc ban đầu.

Trong giai đoạn "bình thường mới" này, việc các lực lượng chức năng và người dân giữ vững tâm lý cảnh giác, không lơ là, chủ quan là tối quan trọng để bảo vệ thành quả chống dịch vừa qua.

Kinh nghiệm từ các đợt dịch Covid-19 trước đây, cứ sau mỗi đợt giãn cách dài, tâm lý chủ quan rất hay xuất hiện. Như PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) từng nhận định, sau một thời gian dài giãn cách người dân có tâm lý "muốn ra đường", đặc biệt khi số lượng người đã tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao như hiện nay.

covid 19
Dịch bệnh vẫn có thể trở lại bất cứ lúc nào nếu người dân chủ quan 

Khi mọi người không còn tâm lý e dè dịch, sẽ tăng tiếp xúc xã hội và tự thấy không cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, cũng sẽ là thời điểm nhạy cảm, dễ tái phát sinh dịch bệnh.

Nhất là trong giai đoạn "bình thường mới" khi người lao động, lao động tự do, học sinh, sinh viên… quay trở lại thành phố để làm việc và học tập thì nguy cơ dịch càng dễ quay trở lại. Đặc biệt, ca bệnh sẽ xuất hiện ở những nhóm đối tượng chưa được tiêm vắc xin.

"Lúc này, chúng ta không nên chủ quan. Càng lúc này, người dân càng phải nâng cao cảnh giác. Mỗi người chủ quan lơ là thì dịch bệnh lại bùng lên. Lúc đó mọi nỗ lực lại phải làm từ đầu, lại giãn cách, phong toả…", ông Phu nói.

Chỉ cần một vài người thả lỏng quá mức, việc thiếu cảnh giác rất có thể sẽ dẫn đến những hệ quả không lường trước, nguy cơ Covid-19 và biến chủng của nó là thứ luôn hiện hữu và khó đoán định.

PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM từng phát biểu, so với các biến thể trước, biến thể Delta thực sự rất đáng lo ngại, làn sóng Covid-19 thứ 4 là điển hình. Không riêng gì Việt Nam ngay cả các quốc gia khác như Ấn Độ, các nước Đông Nam Á khác cũng điêu đứng vì biến thể này.

PGS Dũng nhấn mạnh là người dân có vai trò quan trọng nhất nếu muốn chống lại biến thể Delta. Họ là chủ thể của tất cả hành động, can thiệp y tế. Chúng ta sống chung với virus nhưng không được chủ quan, lơ là.

Việc nới lỏng sẽ thực hiện theo lộ trình, ưu tiên phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh với tiêu chí an toàn tới đâu, nới lỏng tới đó. Để trở lại cuộc sống bình thường mới, mỗi người chúng ta cần cảnh giác, tuân thủ các biện pháp chung sống an toàn với Covid-19. 

Bất cứ sự mất cảnh giác nào đều có nguy cơ làm bùng phát dịch, gây ảnh hưởng đến lộ trình phục hồi kinh tế, phục hồi các hoạt động xã hội. Xác định tâm thế không chủ quan với dịch bệnh là việc làm tất yếu để duy trì cuộc sống “bình thường mới”.

Việc quan trọng để bảo vệ "bình thường mới"

Để đảm bảo bản thân "khỏe mạnh" trước các nguy cơ dịch bệnh và giúp xã hội bảo vệ vững chắc giai đoạn "bình thường mới", mỗi cá nhân cần thực hiện quy tắc tiêm chủng- xét nghiệm.

Với tiêm chủng, việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 sẽ ngăn cản khỏi nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong nếu chẳng may nhiễm bệnh. Tiêm phòng là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Dù đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19, người được tiêm vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

Đặc biệt, người được tiêm chủng đầy đủ vẫn nên xét nghiệm sàng lọc định kì bởi việc xét nghiệm Covid-19 trong bối cảnh “bình thường mới” giúp bạn biết được bản thân có đang là F0 hay không. Đây là cách tối ưu để bảo vệ bản thân cũng như tránh lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Tuy nhiên, cần phải lựa chọn phương pháp và địa điểm xét nghiệm an toàn, hiệu quả để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh.

Phương pháp tiêm chủng và xét nghiệm an toàn hiện nay là sử dụng ứng dụng phần mềm kết hợp tiêm chủng và xét nghiệm do Tập đoàn Sovico phát triển, giúp rút ngắn thời gian và quản lý quy trình 2 quy trình trên thông suốt.

covid 19 1
Quản lý việc tiêm chủng và xét nghiệm của bản thân bằng ứng dụng điện thoại 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tiêm chủng và xét nghiệm sẽ giúp cho cơ quan quản lý tình trạng của nhân viên/người dân và người dân tự quản lý tình trạng sức khỏe của mình nhanh và chính xác hơn.

Về tiêm chủng, chỉ cần đăng ký trên website vnkm.yte.gov.vn, người dân sẽ nhận được thông báo về địa điểm, thời gian xét nghiệm, tiêm chủng và trả kết quả trực tuyến. Toàn bộ quá trình từ đăng ký, chọn khung giờ phù hợp để xét nghiệm, tiêm vắc xin và sau đó nhận được giấy chứng nhận với mã QR Code xác thực đều được thực hiện trực tuyến trên nền tảng y tế công nghệ.

Mỗi người dân khi tới địa điểm tiêm vắc xin chỉ cần quét mã QR Code đã đăng ký để thực hiện test nhanh trước khi tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng. Sau khi hệ thống trả về kết quả xét nghiệm âm tính, người dân sẽ di chuyển tới khu vực tiêm chủng.

Với mỗi mã QR Code đã đăng ký trước, người dân dân sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong khâu khai báo y tế, tự khai báo sàng lọc và nhận kết quả đã tiêm, tránh nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người, cùng sử dụng bút/viết/giấy để kê khai tại nơi tiêm.

Trong khâu khám sàng lọc, bác sĩ đo huyết áp, nhiệt độ, ghi nhận thông tin của người được tiêm chủng trên hệ thống và xác nhận đủ điều kiện tiêm chủng.

Sau khi tiêm, người dân nhận kết quả đã tiêm chủng trên website mà không cần cầm tờ giấy xác nhận nào. Kết quả này sẽ được tự động sẽ được cập nhật trên Sổ sức khoẻ điện tử sau khi có sự xác nhận của y tế địa phương với Sở Y tế.

Về xét nghiệm, từ ngày 1/10/2021, Tập đoàn Sovico thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố HCM cùng các bệnh viện, cơ sở y tế triển khai chương trình hỗ trợ 2 triệu mẫu xét nghiệm và tự xét nghiệm miễn phí cho người dân với ứng dụng công nghệ và đăng ký theo khung giờ, trả kết quả trực tuyến với mã QR Code.

Đặc biệt, nền tảng công nghệ còn có tính năng Tự xét nghiệm dành cho mỗi cá nhân. Cụ thể, mỗi cá nhân đăng ký thông tin, khai báo y tế, chụp hình kết quả xét nghiệm, tự cập nhật và chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm trên website Việt Nam Khoẻ Mạnh.

covid 19 3
Xét nghiệm và tự xét nghiệm miễn phí với 'Việt Nam Khỏe Mạnh' 

Người tham gia xét nghiệm được nhận kết quả trực tuyến, có QR. Chương trình được hỗ trợ 2 triệu thẻ bảo hiểm "An tâm thu nhập" với mức hỗ trợ tới 5 triệu đồng cho các FO trong thời gian cách ly, chăm sóc y tế.

Tham gia chương trình này, 200 đội xét nghiệm gồm các bác sĩ, y tá, điều dưỡng với đầy đủ chức năng chuyên môn đang triển khai trên các điểm xét nghiệm miễn phí tại các quận huyện trên toàn Tp. Hồ Chí Minh.

Các y bác sĩ sẽ triển khai quy trình xử lý FO, chăm sóc y tế kịp thời cho người nghi nhiễm, thu xếp cách ly ngay FO để hạn chế lây lan. Các điểm xét nghiệm miễn phí trên thành phố được cập nhật liên tục tại website của chương trình. Người dân có thể truy cập website mỗi ngày để chọn lựa điểm xét nghiệm. Đăng ký xét nghiệm và tự xét nghiệm trên website: vnkm.yte.gov.vn.

Việt Nam bắt đầu tiến hành việc nhập khẩu và hợp tác sản xuất thuốc điều trị Covid-19

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết việc tiếp cận nhập khẩu và hợp tác sản xuất thuốc điều trị Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác của Chính phủ.

TIN MỚI NHẤT