Ăn hải sản tươi sống, nam thanh niên bị sán bám chặt 2 lá phổi: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu nhận biết!

Tin y tế 12/08/2023 10:47

Sán lá phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… là những địa phương có tập quán ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc món nướng nhưng chưa chín).

Theo thông tin từ Người Lao Động, sau ăn gỏi cua sống nam thanh niên có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, đuối sức, ho nhiều. Xét nghiệm cho kết quả dương tính với sán lá phổi

Khoảng 1 tháng trước khi nhập viện nam thanh niên 31 tuổi (ở Điện Biên) có lên chơi nhà bạn ở tỉnh Lai Châu và ăn món gỏi của sống. Sau hơn 2 tuần, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, khi hoạt động gắng sức cảm thấy khó thở, đuối sức và ho. Bệnh nhân có đi khám nhưng không tìm ra bệnh.

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nam thanh niên nhập viện trong tình trạng tràn dịch/tràn khí màng phổi.

Bác bác sĩ chỉ định tìm sán và kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với ký sinh trùng Paragonimus (sán lá phổi ). Sau khi điều trị bằng thuốc tẩy sán, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định.

Ăn hải sản tươi sống, nam thanh niên bị sán bám chặt 2 lá phổi: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu nhận biết! - Ảnh 1
Nam bệnh nhân nhập viện sau 1 tháng ăn món gỏi cua sống - Ảnh: Người Lao Động

Liên quan đến trường hợp trên, dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, sán lá phổi trưởng thành dài 8-16 mm, sán trưởng thành đẻ trứng ở những phế quản, trứng sán được tống xuất ra ngoài theo đờm do bệnh nhân khạc nhổ ra môi trường chung quanh và tiếp tục phát triển ở các vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc, cua, tôm. Trứng sán sau một thời gian ở dưới nước, sẽ phát triển thành ấu trùng lông.

Ấu trùng lông sau khi ra khỏi trứng tìm đến những loại ốc để ký sinh. Sau khi xâm nhập vào ốc, ấu trùng lông phát triển thành bào ấu rồi trở thành những ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi có một bộ phận nhọn ở phía đầu và có thể bơi trong nước để tìm đến ký sinh ở những loại cua và tôm nước ngọt là vật chủ trung gian thứ hai của sán lá phổi.

Ở cua, tôm, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng, nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi.

Ăn hải sản tươi sống, nam thanh niên bị sán bám chặt 2 lá phổi: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu nhận biết! - Ảnh 2
Hình ảnh sán lá phổi - Ảnh: Sức khoẻ Đời sống

Ở giai đoạn sớm (Giai đoạn sớm tính từ khi nhiễm cho đến khi sán đẻ trứng đầu tiên, trung bình 2-20 ngày, có thể kéo dài đến 2 tháng).

+ Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc, một số bệnh nhân thấy đau bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể có tiêu chảy.

+ Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, có thể có đau ngực kiểu màng phổi (thường là hai bên).

+ Bệnh nhân ho khan, đau ngực và khó chịu. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm sốt nhẹ và đờm có dây máu.

Ở giai đoạn muộn (Giai đoạn thứ hai của nhiễm sán lá phổi là thời gian sán trưởng thành sống ở phổi. Giai đoạn này có thể kéo dài tới mười năm trước khi sán chết dần)

+ Người bệnh có biểu hiện ho máu tái diễn là triệu chứng hay gặp nhất trong giai đoạn này. Điển hình thì chất đờm có màu sô-cô-la, bao gồm hỗn hợp máu, tế bào viêm và trứng sán phóng ra khi nang bao quanh sán trưởng thành vỡ vào tiểu phế quản.

+ Bệnh nhân có thể khó chịu nhưng nói chung không sốt.

+ Người gầy sút, kém ăn … và ho máu tái diễn các lần sau nếu không được phát hiện và điều trị

Để chẩn đoán xác định nhiễm sán lá phổi tiêu chuẩn "vàng" là thấy trứng sán trong đờm hoặc dịch màng phổi hoặc trong phân, tuy tỷ lệ tìm thấy trứng sán trong đờm chỉ 40%, thậm chí còn thấp hơn nữa. Do vậy cần tiến hành xét nghiệm nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, đặc biệt khi ho ra máu. Thu thập đờm 24 giờ tăng cường độ nhạy của việc phát hiện trứng sán.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác để chẩn đoán gồm như; Xét nghiệm dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch não tủy để tìm trứng sán lá phổi tương tự như xét nghiệm đờm…

Để phòng bệnh sán lá phổi, không được ăn đồ tái sống nhất là cua hoặc tôm, ốc chưa nấu chín. Đối với bệnh nhân cần điều trị tích cực, quản lý chặt chẽ và xử lý tốt đờm, phân do người bệnh thải ra để ngăn chận mầm bệnh lây lan cho cộng đồng chung quanh.

Ở một số nơi, vẫn có thói quen ăn đồ tái sống điều này không chỉ gây nhiễm sán lá phổi mà còn có thể mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, tốt nhất hãy sử dụng các thực phẩm được nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh hoặc thực phẩm sạch đã được kiểm định và có dấu kiểm duyệt.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại vùng bị lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất

Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương giám sát, phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trước, trong và sau mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp.

TIN MỚI NHẤT