Trẻ bị nhiễm virus Adeno, khi nào cần nhập viện điều trị?

Sức khỏe 23/09/2022 19:42

Tại Hà Nội, số trẻ bị nhiễm virus Adeno đến khám và điều trị tại các bệnh viện đang ngày càng tăng nhanh. Nếu trẻ bị nhiễm virus Adeno, khi nào cần nhập viện điều trị để không gặp biến chứng nguy hiểm?

Tại BV Thanh Nhàn, khoảng 1 tháng nay, số trẻ nhập viện có dấu hiệu tăng nhanh. Trung bình mỗi ngày khoa Nhi của bệnh viện tiếp nhận khoảng 150 bệnh nhân đến khám và điều trị. Trong đó, chủ yếu là trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), một số trẻ mắc viêm phổi do virus Adeno.

Còn tại BV Nhi Trung ương, từ tháng 8/2022 đến nay, số ca bệnh Adenovirus dương tính phát hiện tại đơn vị này tăng cao. Tổng số ca nhiễm Adenovirus ghi nhận trong toàn Bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong.

Chỉ tính riêng từ tháng 8 đến ngày 21/9/2022, tổng số ca bệnh Adenovirus phát hiện là 1.316 trường hợp với 738 bệnh nhân nội trú. Tỷ lệ chung trẻ mắc Adenovirus nhập viện chiếm khoảng 4% so với tổng số người bệnh điều trị nội trú.

Trẻ bị nhiễm virus Adeno, khi nào cần nhập viện điều trị? - Ảnh 1

Số trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp và virus Adeno đang tăng nhanh tại các bệnh viện ở Hà Nội. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Vũ Thị Mai, khoa Nhi, BV Thanh Nhàn, dịch do virus Adeno có thể là mùa dịch tiếp theo sau cúm. Trẻ mắc virus Adeno thường kết hợp với triệu chứng viêm kết mạc, ho nhiều, khò khè và đi ngoài. Với các trường hợp này, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Khi thấy có dấu hiệu khò khè, thở nhanh thì có thể có biểu hiện viêm phế quản, viêm phổi thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Bác sĩ Mai cũng chia sẻ thêm, đôi khi cũng do cha mẹ nghe nhiều các thông tin từ mạng và quá sợ hãi, lo lắng quá mức; thậm chí cũng có nhiều trường hợp cha mẹ vẫn năn nỉ cho con nhập viện dù chưa thực sự cần thiết. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách theo dõi các dấu hiệu của con như đấu hiệu ở đường hô hấp, tuần hoàn; nếu con có các triệu chứng như: Khó thở, bỏ bú, li bì, đi ngoài nhiều, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tím tái… thì chắc chắn phải nhập viện.

Khi chăm sóc con tại nhà, bên cạnh việc theo dõi sát tình trạng của trẻ, cha mẹ cũng cần vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ ở mũi, họng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như ăn đủ vi chất, cho trẻ ngủ đúng giờ, nên cách ly với các trẻ khác.

Ngoài ra, cha mẹ không nên tự mua thuốc kháng sinh cho con uống, mà khi thấy trẻ có dấu hiệu như trên thì phải hỏi ngay các chuyên gia tư vấn, đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp đơn theo đúng bệnh. 

Trước thực trạng ngày càng nhiều trẻ nhiễm virus Adeno, BV Nhi Trung ương đã xây dựng tiêu chuẩn nhập viện và chuyển tuyến dưới đối với người bệnh Adenovirus tại các khoa lâm sàng. 

- Tiêu chuẩn nhập viện điều trị trẻ viêm phổi nhiễm Adenovirus kèm theo một trong các tiêu chuẩn sau: 

  • Khó thở: Thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản. 
  • Suy hô hấp hoặc giảm oxy máu: Tím, SpO 2 < 94% 
  • Có dấu hiệu toàn thân nặng: Nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng. 
  • Bệnh nền nặng: Bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng… 
  • Tổn thương trên X-quang phổi: Tổn thương phổi nặng, hoại tử phổi, abces phổi, TDMP, TKMP. 

- Tiêu chuẩn chuyển tuyến dưới điều trị trẻ viêm phổi nhiễm Adenovirus điều trị ổn định kèm theo các tiêu chuẩn: 

  • Không suy hô hấp: SpO2 từ 94% trở lên, không tím. 
  • Giảm khó thở. 
  • Hết sốt. 
  • Ăn được bằng đường miệng. 
  • Các rối loạn nặng đã được kiểm soát.

4 cách phòng chống lây nhiễm virus Adeno

Trước diễn biến các ca nhiễm virus Adeno đang tăng nhanh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc tăng cường phòng, chống bệnh do virus Adeno.

TIN MỚI NHẤT