4 cách phòng chống lây nhiễm virus Adeno

Sức khỏe 23/09/2022 19:39

Trước diễn biến các ca nhiễm virus Adeno đang tăng nhanh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc tăng cường phòng, chống bệnh do virus Adeno.

4 biện pháp phòng lây Adenovirus

Để chủ động phòng, chống dịch, Cục Y tế dự phòng đã ban hành công văn về việc tăng cường phòng, chống bệnh do virus Adeno, trong đó tập trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm gồm 4 biện pháp:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch;

- Che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi;

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh...

Từ tháng 8/2022 đến nay, số ca bệnh Adenovirus dương tính phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng cao. Tổng số ca nhiễm Adenovirus ghi nhận trong toàn Bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong.

Chỉ tính riêng từ tháng 8 đến ngày 21/9/2022, tổng số ca bệnh Adenovirus phát hiện là 1.316 trường hợp với 738 bệnh nhân nội trú. Tỷ lệ chung trẻ mắc Adenovirus nhập viện chiếm khoảng 4% so với tổng số người bệnh điều trị nội trú.

4 cách phòng chống lây nhiễm virus Adeno - Ảnh 1

Số ca mắc virus Adeno tại Hà Nội đang tăng cao. Ảnh minh họa

Cần làm gì để phòng Adeno?

Ngoài ra, để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ của BV Nhi Trung ương cũng khuyến cáo cha mẹ thực hiện tốt những điều sau: 

- Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi 

- Chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng 

- Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá 

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý 

- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh 

- Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh 

- Tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 

- Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Kịp thời cấp cứu người phụ nữ trẻ đột ngột mất ý thức sau khi thức dậy

Bệnh nhân được chụp MRI sọ não, kết quả cho thấy tình trạng nhồi máu não bán cầu trái, tắc động mạch não giữa trái. Đây là tình trạng đột quỵ rất nặng, cần được can thiệp tái thông động mạch não giữa trái khẩn cấp.

TIN MỚI NHẤT