Tin lời nhân viên bán thuốc, cô gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Sức khỏe 22/06/2023 19:49

Một cô gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tức ngực, khó thở phatri đưua đi cấp cứu sau khi tin lời nhân viên bán thuốc.

Theo thông tin ghi nhận từ VietNamNet, nữ bệnh nhân 29 tuổi nhập viện Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) lúc hơn 2h sáng 20/6, trong tình trạng khó thở, tức ngực, sẩn ngứa toàn thân sau khi uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ độ II với thuốc Ibuprofen, được xử trí phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế. Sau xử trí, bệnh nhân đỡ khó thở, còn tức ngực nhẹ, các chỉ số sinh tồn ổn định và được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc tiếp tục theo dõi, điều trị.

Hai giờ sau đó, bệnh nhân hết khó thở, hết tức ngực, đỡ ban sẩn ngứa ngoài da, các chỉ số sinh tồn ổn định. Sau quá trình theo dõi và điều trị trong 24h, bệnh nhân đã được ra viện. 

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 9 giờ tối 19/6, bệnh nhân bị sốt, ra mua thuốc ở nhà thuốc, thông báo với nhân viên bán thuốc bản thân có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen.

Tuy nhiên, nhân viên bán thuốc nói với chị rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt, rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân. Khoảng một giờ sau khi uống 1 viên Ibuprofen 400mg, bệnh nhân thấy xuất hiện tức ngực, khó thở, nổi ban ngứa toàn thân. Bệnh nhân đã đến phòng khám tư và được xử trí tại đó.

Sau xử trí, bệnh nhân hết khó thở, hết nổi ban ngứa, được bác sĩ tư vấn vào viện ngay để theo dõi và điều trị tiếp, nhưng bệnh nhân thấy đỡ nên về nhà. Vài giờ đồng hồ sau, bệnh nhân lại nổi ban ngứa toàn thân, khó thở, vào viện cấp cứu.

Tin lời nhân viên bán thuốc, cô gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch  - Ảnh 1
Cô gái nhập viện vì lạm dụng thuốc hạ sốt dù bị dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen - Ảnh: VietNamNet 

Các bác sĩ khuyến cáo, phản vệ là một bệnh lý nguy hiểm, diễn biến nhanh, có nguy cơ tiến triển nặng, đặc biệt trên các đối tượng có tiền sử dị ứng. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt 

Đối với người lớn, liều Paracetamol tối đa không được phép lớn hơn 4g/ngày. Liều lượng của thuốc hạ sốt được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể, từ 10-15mg/kg, cách 4-6 giờ/lần. Theo cách uống thuốc hạ sốt được hướng dẫn thì người dùng không nên uống thuốc hạ sốt paracetamol quá 5 lần và không quá 75mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc hạ sốt có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Liều dùng thuốc hạ sốt Paracetamol dạng viên đặt hậu môn được khuyến cáo trong khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc hạ sốt sau khi đặt hậu môn sẽ được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng hạ sốt nhanh. Do đó cha mẹ không nên vì cho rằng viên đặt chỉ ở hậu môn, liều lượng không đáng kể mà không tính vào tổng lượng thuốc bé đã dùng trong ngày, sẽ rất nguy hiểm. Tuyệt đối không được uống viên đặt hậu môn.

Cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol đường uống: 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá 5 lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng bào chế như: Viên nén, gói, viên sủi, dạng lỏng, viên đặt hậu môn. Tuy nhiên để dễ dàng sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ thì dạng lỏng được ưu tiên hơn tất cả. Cha mẹ nên đo liều thuốc với dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo không bị quá liều khi cho trẻ sử dụng.

Tin lời nhân viên bán thuốc, cô gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch  - Ảnh 2
Hiện nay trên thị trường Paracetamol có nhiều dạng bào chế như: Viên nén, gói, viên sủi, dạng lỏng, viên đặt hậu môn.  Ảnh minh họa: Internet

Đối với dạng đặt hậu môn:

- Không được uống thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn.

- Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nên cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc. Đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng. Nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép và giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.

- Nếu viên thuốc hạ sốt bị mềm, có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ đút vào hậu môn của bé hơn.

Lưu ý là Paracetamol chỉ là thuốc điều trị các triệu chứng hạ sốt, giảm đau, không phải thuốc điều trị nguyên nhân. Do đó, trong nhiều trường hợp cần thiết, như trẻ sốt cao liên tục không hạ, hoặc sốt do nguyên nhân khác... cha mẹ nên đưa trẻ bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Paracetamol cũng có thể gây ra tác dụng phụ, do vậy chỉ nên dùng ở liều khuyến cáo.

Căn bệnh 'lạ' khiến cô gái sụt nhanh 15kg, ăn cháo nhưng vẫn mắc nghẹn

Một cô gái 27 tuổi, tuột nhanh từ 55kg còn 40kg đáng ngại, ngoài ra thường xuyên mắc nghẹn dù chỉ ăn cháo, nhập viện trong tình trạng cơ thể suy kiệt.

TIN MỚI NHẤT