Những lời đồn không có căn cứ về căn bệnh ung thư khiến nhiều người lo lắng

Sức khỏe 12/05/2023 15:44

Từ trước đến nay, căn bệnh ung thư không chỉ là nỗi quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam mà còn cả thế giới.

Cũng chính vì vậy, tình trạng xảy ra khi có những trường hợp không có căn cứ khoa học được lan truyền phổ biến. Dưới đây là những điều nhiều người từng đồn đại về bệnh ung thư nhưng chưa được kiểm chứng, mọi người cần cảnh giác.

Điện thoại di động gây ung thư

Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động gây ung thư. Một trong những lý do khiến tin đồn trên lan truyền là các thiết bị này phát ra sóng vô tuyến, một dạng bức xạ không ion hóa. Cơ thể hấp thụ bức xạ đó.

Các nhà khoa học biết rằng việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa, chẳng hạn như tia X, làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, bức xạ tần số vô tuyến là bức xạ không ion hóa, không làm tăng nguy cơ ung thư.

Những lời đồn không có căn cứ về căn bệnh ung thư khiến nhiều người lo lắng - Ảnh 1

Ung thư di truyền trong gia đình

Một số bệnh ung thư được di truyền qua các gia đình nhưng với tỷ lệ thấp, khoảng 3-10% trường hợp ung thư do đột biến di truyền từ cha mẹ.

Mọi người có nhiều nguy cơ mắc ung thư khi về già và tuổi thọ trung bình hiện cao hơn, nên không có gì lạ khi ai đó có một số người thân mắc ung thư. Điều đó có thể giúp giải thích tại sao tin đồn vẫn tồn tại.

Hiệp hội Ung thư Mỹ giải thích một số loại ung thư di truyền trong một số gia đình nhất định, nhưng hầu hết không có mối liên hệ rõ ràng với gene mà chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ.

Ung thư là bản án tử hình

Dù có nguy cơ gây ra tử vong rất cao nhưng ung thư không phải lúc nào cũng vô phương cứu chữa. Khi các nhà khoa học hiểu rõ hơn về bệnh ung thư và phát triển các phương pháp điều trị mới, tỷ lệ hồi phục tiếp tục được nâng lên.

Những lời đồn không có căn cứ về căn bệnh ung thư khiến nhiều người lo lắng - Ảnh 2

Ung thư não để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng có thể khắc phục nếu phát hiện sớm. Ảnh: Internet

Theo thống kê vào tháng 1/2019, ước tính có khoảng 16,9 triệu người ở Mỹ từng bị ung thư vẫn còn sống. Tại Vương quốc Anh, tỷ lệ sống sót đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua.

Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ sống sót thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại ung thư. Ví dụ, ở Anh, tỷ lệ sống sót đối với ung thư tinh hoàn là 98%, trong khi tỷ lệ này ở ung thư tuyến tụy chỉ là 1%.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, nguy cơ tử vong do ung thư ở Mỹ đã giảm dần kể từ những năm 1990. Hiện tại, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú, tuyến tiền liệt và tuyến giáp là 90% hoặc cao hơn. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với tất cả các bệnh ung thư khoảng 67%.

Tiến sĩ Anton Bilchik, Trưởng khoa Y tại Viện Ung thư Saint John (Mỹ), chia sẻ: “Những người được chẩn đoán mắc ung thư, ngay cả giai đoạn cuối, không được mất hy vọng. Có nhiều phương pháp điều trị mới cũng như các kỹ thuật mổ hiệu quả hơn. Có tới 40% bệnh nhân ung thư hắc tố giai đoạn 4 có thể chữa khỏi và 50% bệnh nhân ung thư ruột kết giai đoạn 4 di căn đến gan điều trị được bằng sự kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật”.

Ung thư có thể lây lan

Các chuyên gia y tế khẳng định không loại ung thư nào có thể lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, một số virus và vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm virus u nhú (gây ung thư cổ tử cung), virus viêm gan B (gây ung thư gan) và vi khuẩn Helicobacter pylori (gây ung thư dạ dày).

"Bạn có thể ôm hôn một người bị ung thư, thậm chí tiếp xúc thân mật mà không có nguy cơ lây bệnh", Julie Nangia, phó giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Baylor, nói.

Tác dụng phụ của hóa trị rất kinh khủng

"Điều này chắc chắn không đúng", phó giáo sư Nangia nói. Bà cho biết các loại thuốc chăm sóc hỗ trợ hiện có rất hiệu quả, hầu hết đáp ứng tốt ở bệnh nhân ung thư. Thực tế, hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi không kiểm soát và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác ít khi xảy ra.

Diane Reidy-Lagunes, Phó tổng giám đốc Mạng lưới Chăm sóc Khu vực của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, đồng ý với quan điểm này.

"Các phương pháp điều trị hiện nay được chỉ định vì nhiều lý do, dành cho các loại ung thư khác nhau. Hóa trị có thể thu nhỏ khối u trước phẫu thuật hoặc dùng để kiểm soát bệnh, giữ cho bệnh nhân ổn định. Các bác sĩ cân nhắc nhiều yếu tố khi xây dựng phác đồ điều trị cho từng người. Họ đều cố gắng tránh tác dụng phụ nhất có thể", Lagunes giải thích.

Những lời đồn không có căn cứ về căn bệnh ung thư khiến nhiều người lo lắng - Ảnh 3
Cân bằng trong việc ăn uống khi cữa bệnh. Ảnh: Internet

Bà cho biết các bệnh nhân có thể sử dụng thuốc trước quá trình hóa trị để ngăn ngừa các tác dụng phụ như nôn hoặc buồn nôn. Tác dụng phụ phổ biến nhất là mệt mỏi theo thời gian.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Ung thư không phải là một bệnh mà là tập hợp hơn 200 loại ung thư, mỗi loại lại có hàng chục phân nhóm, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Nên không có một món ăn nào, một kiểu ăn nào được cho là thủ phạm gây ung thư.

Không có một chế độ ăn hoàn hảo nào thiết kế cho tất cả bệnh nhân ung thư.

Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị.

Không cần thiết phải ăn uống quá cầu kỳ, đặc biệt - gây tốn kém, mệt mỏi, căng thẳng cho mỗi bữa ăn.

Không nhất thiết bữa nào cũng phải bổ dưỡng, nhiều, ngon. Thỉnh thoảng chấp nhận cơ thể đói, ăn những món tưởng như không có giá trị nhưng ngon miệng cũng được.

Dinh dưỡng không phải là một phương pháp điều trị ung thư. Người bệnh ung thư cần tuân thủ quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với những phương pháp hiệu quả đã được khoa học thừa nhận.

Phải căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định.

Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược): Cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao. Kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt tăng thêm.

Đối với người thể nhiệt: Nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thực phẩm này nếu ăn quá nhiều sẽ làm bệnh nặng thêm.

Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn): Kiêng ăn các thực phẩm sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.

Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị bệnh ung thư): Nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng thuốc lá, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong.

Thực hư tin đồn về bệnh ung thư 'hóa xạ trị rồi cũng tử vong'

Nhiều bệnh nhân lo lắng trong việc phải chịu đựng những nỗi đau do căn bệnh hiểm nghèo và hoang mang vì không biết kết quả chữa bệnh lâu dài sẽ đi về đâu.

TIN MỚI NHẤT