Ngày càng nhiều người thích nuôi chó mèo nhưng không biết 3 nguy cơ bệnh tật thú cưng có thể mang tới

Sức khỏe 25/05/2023 10:13

Bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, người mệt mỏi, đi khám phát hiện mắc nhiều loại ký sinh trùng. Các loại ký sinh trùng này liên quan tới chó, mèo.

Đang điều trị tại khoa Nội trú, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, ông L.N.L ( 63 tuổi, trú tại Thanh Hóa) được bác sĩ chẩn đoán giun lươn đường tiêu hóa, giun đũa chó mèo. Ông bị rối loạn tiêu hóa 3-4 năm nay, đã đi kiểm tra tại bệnh viện huyện nhưng không rõ chẩn đoán.

Gần đây, tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày càng nặng, ông lên mạng đọc còn tưởng mình bị ung thư. Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, kiểm tra, bác sĩ không phát hiện bất thường nên cho kiểm tra xét nghiệm ký sinh trùng. Kết quả, ông L. nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau nên được chuyển về Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.

Bác sĩ Tạ Huy Hải, Khoa Điều trị của bệnh viện, cho biết bệnh nhân bị giun lươn ký sinh đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy mạn tính. Khi xét nhiệm, ông L. còn bị giun đũa chó mèo. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm giun lươn nặng nên các bác sĩ ưu tiên điều trị trước.

Nghe bác sĩ giải thích về cơ chế lây bệnh, ông chia sẻ công việc chính của mình là nuôi mèo và chăm cây cảnh. Gia đình ông có 5-7 con mèo cảnh và chó. Ngoài ra, ông còn thường xuyên làm đất chăm sóc cây cảnh, xử lý phân của vật nuôi mà không có đồ bảo hộ.

Bác sĩ Hải cho biết trứng giun đũa chó mèo thường theo đường tiêu hóa ra ngoài môi trường và phát tán vào nguồn nước. Người không may uống nguồn nước có trứng giun hoặc ăn rau được tưới bằng nguồn nước này có thể bị nhiễm bệnh.

Ấu trùng giun lươn có thể xâm nhập qua da vào hệ bạch huyết và hệ tĩnh mạch vào vòng tuần hoàn. Chúng chu du tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ví dụ phổi, khí quản, thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non định vị tại đó.

Ở cơ quan tiêu hóa, giun lươn kích thích ruột gây đau bụng tiêu chảy từng đợt, phân có nhầy máu kèm theo đau bụng, sốt, bạch cầu ái toan tăng cao. Bệnh nhân có biểu hiện đi lỏng, có những đợt táo bón. Thậm chí, bệnh nhân bị chảy máu ruột, gây thiếu máu. Nhiễm giun lươn cũng là nguyên nhân gây biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Ngày càng nhiều người thích nuôi chó mèo nhưng không biết 3 nguy cơ bệnh tật thú cưng có thể mang tới - Ảnh 1
Ông L bị mắc nhiều loại kí sinh trùng.

3 nguy cơ gây bệnh từ việc nuôi chó mèo không khoa học, sạch sẽ

Cẩn trọng với giun Toxocara của chó mèo

Toxocaralà một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, đây là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.

Tại ruột non các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột vào máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương gây tổn thương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng, sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt khiến các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

Tăng nặng hen suyễn do bọ chét chó

Bên cạnh nguy cơ lây nhiễm giun từ chó, mèo, thì bọ chét từ chó (hay còn gọi chấy, rận, ve chó) cũng có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ở điều kiện thuận lợi, bọ chét sẽ bám vào da của người trực tiếp chăm sóc chó hoặc người có tiếp xúc với chó.

Trong thành phần nước bọt của loài bọ chét có độc chất có khả năng gây ngứa, có thể gây bệnh lý về da. Đối với bệnh lý về da hầu hết tình trạng đều không nghiêm trọng vì khá dễ để nhận biết và làm sạch.

Ngày càng nhiều người thích nuôi chó mèo nhưng không biết 3 nguy cơ bệnh tật thú cưng có thể mang tới - Ảnh 2
3 nguy cơ bệnh tật vì sai lầm khi nuôi thú cưng.

Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có bệnh lý suyễn, những bọ chét có kích thước nhỏ nên dễ đi vào đường hô hấp. Khi “tấn công” vào đường hô hấp của trẻ, bọ chét có thể khiến bệnh lý này trở nên nặng hơn, khó điều trị. 

Do đó, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ có tình trạng hen suyễn, cha mẹ nên hạn chế nuôi chó trong nhà. Nếu nuôi, trong quá trình săn sóc cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho chó. Đặc biệt nên chú ý kỹ ở vùng lông, da, vành tai của chó, nếu có bọ chét nên đưa chó đến cơ sở thú y để được bác sĩ thú y tư vấn cách điều trị và chăm sóc.

Lông, móng, tóc của thú cưng gây bệnh

Với tình trạng rụng lông của thú cưng như trên, dù vệ sinh thường xuyên nhưng lông chó, mèo vẫn có thể sót lại ở các vật dụng: mền, gối, ga giường, nệm, nền nhà hoặc bay lửng lơ trong môi trường sống… Đối với người có cơ địa dị ứng với lông chó, mèo thì đây là tai hại lớn, khiến tình trạng dị ứng bị tái phát, tùy theo cơ địa sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng nhẹ đến nặng. Với những người lớn hoặc trẻ nhỏ có tình trạng hen suyễn, khi hít phải lông chó, mèo cũng sẽ gây tái phát cơn hen suyễn.

Không những ảnh hưởng về sức khỏe, lông chó, mèo cũng có thể tác động về mặt dinh dưỡng, khiến trẻ kém phát triển, không đủ khả năng chống chọi các bệnh lý khác.

Ngoài ra, không hiếm gặp các trường hợp trẻ nhỏ bị chó mèo cào xước, hoặc cắn gây thương tích. Ở móng, răng của chó, mèo là nơi thường tích tụ nhiều vi khuẩn, virus, đặc biệt là virus gây bệnh dại, uốn ván.

Hi hữu: Tai nạn sau sinh, bé vừa chào đời đã phải khâu 21 mũi

Khi trẻ chào đời, người nhà đã dùng dao cắt bỏ màng dính khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng.

TIN MỚI NHẤT