Chuyên gia chỉ ra 7 cách đơn giản để dạ dày luôn khỏe mạnh khi về già

Sức khỏe 28/09/2023 10:24

Muốn dạ dày khỏe mạnh khi về già, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhưng để vừa đơn giản vừa hiệu quả dài lâu chúng ta nên thực hiện 7 cách này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.

Nhai kĩ hơn

Chuyên gia chỉ ra 7 cách đơn giản để dạ dày luôn khỏe mạnh khi về già - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Quá trình tiêu hóa tốt hơn bắt đầu từ miệng. Tiến sĩ Pritesh Mutha, giáo sư tại Trường Y khoa McGovern cho biết: “Enzyme nước bọt giúp tiêu hóa tinh bột và chất béo trong miệng, làm giảm khối lượng công việc của đường tiêu hóa. Độ pH kiềm của nước bọt cũng giúp trung hòa axit trong thực quản do trào ngược và làm giảm các triệu chứng GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản).”

Giải pháp: Cắt thức ăn của bạn thành những miếng nhỏ hơn và nhai ít nhất 15 đến 20 lần mỗi lần cắn có thể giúp giảm thiểu mọi biến chứng liên quan đến khó nuốt.

Kích thích sản xuất nước bọt

Tiến sĩ Sunana Sohi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, việc sản xuất nước bọt có xu hướng giảm khi chúng ta già đi, điều này có thể ảnh hưởng đến việc nhai và nuốt.

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, khả năng xảy ra khô miệng cao gấp đôi khi bạn dùng một hoặc nhiều loại thuốc mỗi ngày so với những người không dùng thuốc trong danh sách của họ.

Những việc như thường xuyên sử dụng chất thay thế nước bọt không kê đơn hoặc nhấm nháp nước giữa các lần cắn có thể hữu ích nếu bạn gặp vấn đề khô miệng trong bữa ăn.

Ăn nhiều thực phẩm dựa trên thực vật hơn, ít thực phẩm đã qua chế biến

Cách tốt nhất để tối ưu hóa quá trình tiêu hóa là ăn một chế độ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và có sự đa dạng từ thực vật cao nhất có thể.

Tiến sĩ Sohi cho biết: “Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến rối loạn sinh lý”. Sự cân bằng không lành mạnh của vi khuẩn đường ruột có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa cao hơn.

Ngoài việc duy trì hệ vi sinh đường ruột của bạn ổn định, chế độ ăn dựa trên thực vật cũng là cách tốt nhất để tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của bạn, điều này rất quan trọng đối với chất lượng và đều đặn của quá trình đại tiện.

Tiến sĩ Mutha giải thích: “Chất xơ - hòa tan và không hòa tan - là thứ làm tăng khối lượng chất thải của bạn”.

Điều này không chỉ làm cho thời gian ngồi trên bồn cầu trở nên thoải mái và hiệu quả hơn, mà còn giảm nguy cơ khả năng mắc chứng són phân và thậm chí còn giúp điều trị tiêu chảy bằng cách hấp thụ nước.

Uống nước

Chuyên gia chỉ ra 7 cách đơn giản để dạ dày luôn khỏe mạnh khi về già - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Mutha cho biết, việc cung cấp đủ nước là rất quan trọng để tránh táo bón, đặc biệt là khi bạn bắt đầu tăng lượng chất xơ.

Hội đồng Quốc gia về Lão hóa khuyến nghị nên uống một phần ba trọng lượng của bạn tính bằng ounce chất lỏng mỗi ngày.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn nặng 150 pounds (khoảng 68,04 kg), bạn nên uống 50 ounce (khoảng 1,48 lít) nước mỗi ngày.

Tập thể dục nhiều hơn

Tiến sĩ Sohi cho biết: “Tập thể dục kích thích khả năng vận động của đường tiêu hóa, vì vậy điều này có thể rất hữu ích cho quá trình tiêu hóa. Nằm ngửa trên ghế sau khi ăn là một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm vì nó không những không giúp ích gì cho nhu động đường tiêu hóa mà còn có thể thúc đẩy chứng trào ngược axit”.

Tiến sĩ Mutha đồng ý và khuyên bạn nên đi bộ khoảng 15 phút sau bữa ăn để giúp kích hoạt dạ dày và cải thiện quá trình làm rỗng dạ dày.

Ngủ đủ giấc

Chuyên gia chỉ ra 7 cách đơn giản để dạ dày luôn khỏe mạnh khi về già - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Mutha cho biết, giấc ngủ là một cơ chế chữa bệnh cho cơ thể, vì vậy không đủ giấc ngủ chất lượng – khuyến nghị là từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm - có thể ảnh hưởng xấu đến ruột và khả năng miễn dịch của bạn.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu các cơ chế chính xác đằng sau cách thức đó, nhưng một giả thuyết cho rằng thiếu ngủ dẫn đến sự gia tăng tình trạng viêm vi mô trong ruột có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa.

Hiểu rõ về các loại thuốc bạn sử dụng

“Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa - kể cả những loại được kê đơn để điều trị bệnh đường tiêu hó. Đảm bảo bạn sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn giảm nguy cơ phải chịu tác dụng phụ”, tiến sĩ Mutha nói.

Ví dụ, không bao giờ nên sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) khi đói, trong khi các loại thuốc ức chế axit nên được dùng 30 phút trước bữa sáng. Nhưng nếu vẫn xảy ra tác dụng phụ, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn. 

10 triệu chứng này xuất hiện khi ăn uống có thể là “tín hiệu” của bệnh tật, bác sĩ khuyên nên đi khám sớm kẻo hối hận về sau

Ăn uống là nhu cầu cơ bản của con người nhưng nếu xuất hiện 10 triệu chứng này khi ăn uống thì cơ thể bạn đang gặp vấn đề và nên đến bệnh viện ngay.

TIN MỚI NHẤT