Chăm chỉ làm việc này vào buổi tối, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay dạ dày giảm xuống bằng không, cơ thể dẻo dai nhẹ bẫng

Sức khỏe 09/05/2023 07:26

Là bữa ăn quan trọng không kém bữa sáng, bữa tối đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên không ít người mắc sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm cho bữa tối ảnh hưởng đến cơ thể, khiến cơ thể tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, dạ dày.

Không ăn quá nhiều

Năng lượng mà bữa tối cũng cấp chiếm 30-40% năng lượng hấp thu cả ngày. Vì vậy, lượng thức ăn cho bữa tối nên ở mức vừa phải, không nên quá ít nhưng cũng không cần quá nhiều. Ngoài ra, theo kiến nghị của các chuyên gia sức khỏe, bạn cũng nên hạn chế ăn bữa tối ở bên ngoài mà thay vào đó có thể tự nấu những món ăn dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh.

Chăm chỉ làm việc này vào buổi tối, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay dạ dày giảm xuống bằng không, cơ thể dẻo dai nhẹ bẫng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Giảm muối trong khẩu phần ăn

Ăn nhiều muối có thể góp phần gây bệnh tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Do vậy cắt giảm muối là một phần quan trọng cần chú ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tim.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị:

  • Người trưởng thành khỏe mạnh nên nạp vào không quá 2.300mg muối mỗi ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối);
  • Lượng muối lý tưởng cần nạp vào ở người trưởng thành là dưới 1.500mg mỗi ngày.

Giảm lượng muối bạn thêm vào thức ăn khi chế biến là đúng nhưng chưa đủ, bởi phần lớn lượng muối nạp vào cơ thể đến từ thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn như súp, đồ nướng,... Hãy khắc phục bằng cách ăn thực phẩm tươi, tự nấu súp và món hầm để cắt giảm muối hiệu quả nhất.

Nếu buộc phải dùng đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn, hãy chọn ăn những món có lượng muối ít. Cảnh giác với những thực phẩm trông có vẻ là ít muối, vì chúng được nêm bằng muối biển thay vì muối thông thường, mà 2 loại muối này tương đương nhau về giá trị dinh dưỡng.

Chăm chỉ làm việc này vào buổi tối, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay dạ dày giảm xuống bằng không, cơ thể dẻo dai nhẹ bẫng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Ăn tối sớm

Ăn tối quá muộn đã được chứng minh là có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày. Khoảng cách giữa bữa tối và giấc ngủ ít hơn 3 giờ có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh dạ dày.

Ăn tối muộn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và khiến lượng đường trong máu tăng cao. Theo đó, những người ăn tối muộn có lượng đường trong máu cao hơn gần 20% và quá trình đốt cháy chất béo giảm 10% so với những người ăn tối sớm hơn.

Việc kiểm soát cân nặng, phòng ngừa béo phì là một yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Béo phì có liên quan đến một số vấn đề tim mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, rung tâm nhĩ và suy tim.

Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ngừng ăn trong vòng 2 tiếng trước khi ngủ.

Chăm chỉ làm việc này vào buổi tối, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay dạ dày giảm xuống bằng không, cơ thể dẻo dai nhẹ bẫng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế ăn mỡ, ăn mặn, ăn cay

Với bữa tối, những món ăn thanh đạm sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn và gia đình. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo mọi người cần hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, không chế biến quá mặn và tránh xa các món cay, đồ chiên rán cho bữa tối nói riêng cũng như nhiều bữa ăn khác trong ngày.

Nguyên nhân là bởi việc hấp thu quá nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như béo phì, cholesterol trong máu cao, xơ cứng động mạch… còn ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao.

Chăm chỉ làm việc này vào buổi tối, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay dạ dày giảm xuống bằng không, cơ thể dẻo dai nhẹ bẫng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế chất béo không lành mạnh

Hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn là một bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Bạn có thể giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống bằng cách chọn thịt nạc có ít hơn 10% chất béo; dùng bơ, bơ thực vật với lượng ít cho vào món ăn trong khi nấu hoặc chế biến.

Sử dụng chất ít béo để thay thế cho chất béo bất cứ khi nào có thể, ví dụ chấm khoai tây nướng với salsa (một loại sốt của Mexico làm từ cà chua) hoặc sữa chua ít béo thay vì chấm cùng bơ; sử dụng trái cây tươi cắt lát hoặc trái cây chế biến ít đường phết lên bánh mì thay cho bơ thực vật.

Chất béo nên sử dụng là loại chất béo không bão hòa đơn như dầu oliu hoặc dầu hạt cải. Ngoài ra chất béo không bão hòa đa - được tìm thấy trong một số loại cá, bơ, hạt - cũng là những lựa chọn tốt cho người bệnh tim. Hai loại chất béo này khi được thay thế cho chất béo bão hòa có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, tuy nhiên cần dùng điều độ bởi tất cả các loại chất béo đều có lượng calo cao.

 

Mỹ nam 6 múi Shawn Mendes bật mí 3 món ăn vặt cực ngon, không cần ăn kiêng nhưng vẫn giúp cân nặng ổn định, vóc dáng săn chắc

Những món ăn vặt này đã góp phần giúp Shawn Mendes luôn khỏe mạnh, da đẹp và giữ cơ bụng 6 múi.

TIN MỚI NHẤT