Cách trị mề đay đơn giản tại nhà

Sức khỏe 21/01/2020 07:19

Nổi mề đay là gì? Cách trị mề đay tại nhà nhanh nhất và cách phòng bệnh mề đay hiệu quả như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi của bạn.

Nổi mề đay là bệnh thường gặp. Đây là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây dị ứng. Thông thường, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng lại gây ngứa ngáy, làm trở ngại đến các hoạt động của người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về bệnh mề đay, cách trị mề đay cũng như cách phòng bệnh mề đay hiệu quả.

Cach tri me day 1
Nổi mề đay - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh mề đay là gì?

Mề đay là tình trạng phản ứng của cơ thể dưới các mao mạch da hay niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng. Tình trạng này gây hiện tượng phù, làm da bị phồng lên kèm theo triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Nổi mề đay có thể xuất hiện ở một vùng da, niêm mạc hoặc nhiều vùng khác nhau. Mề đay có thể nằm ở dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mãn tính (kéo dài trên 6 tuần). 

Các nguyên nhân gây bệnh mề đay thường gặp như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng hóa - mỹ phẩm, bị côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, stress, mệt mỏi.

Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nên bạn không cần lo sẽ lây cho người thân. Trong trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh thì đây là do cơ địa nhạy cảm hoặc do cùng chịu các yếu tố gây dị ứng.

Bệnh mề đay cấp tính có thể khỏi nhanh (không kéo dài quá 6 tuần). Bệnh mề đay mãn tính thì rất lâu khỏi, có thể làm ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác như phổi, đường tiêu hóa. 

Cach tri me day 2
Nổi mề đay thường nổi thành từng cụm - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà

Đối với mề đay cấp tính thì bạn có thể dùng thuốc hoặc thực hiện các cách chữa nổi mề đay dân gian chúng tôi đề cập bên dưới. Trong trường hợp bạn bị nổi mề đay mãn tính hoặc bệnh đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, cần sắp xếp đến các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách trị mề đay bằng gừng

Gừng chứa chất oxy hóa mạnh là Gingerol, giúp cải thiện làn da, chống dị ứng, viêm da. 

Cách thực hiện: Dùng 50g gừng tươi, 100g đường thẻ và ½ chén giấm trộn thành hỗn hợp rồi đun nhỏ lửa trong 10 phút. Mỗi lần dùng, pha 1 thìa cà phê nước cốt này với nước ấm, uống mỗi ngày 3 – 4 lần. Triệu chứng sẽ dần cải thiện.

Cach tri me day 3
Gừng có tác dụng chữa mề đay - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa mề đay bằng lá tía tô

Lá tía tô có vị ngọt, tính ấm, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị các bệnh ngoài da rất tốt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, cho vào nồi nấu khoảng 20 phút để tinh chất có trong lá tía tô được tiết ra. Đổ nước ra chậu, đợi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh rồi dùng nước đó tắm.

Lưu ý: Đây là phương pháp chỉ nên áp dụng với các trường hợp nhẹ. Trước khi thực hiện cần thoa một chút lá tía tô rửa sạch lên vùng da nhỏ để xem có bị phản ứng phụ nào không. Người bệnh, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cach tri me day 4
Lá tía tô chữa mề đay - Ảnh minh họa: Internet

Cách trị mề đay bằng lá khế

Trong thành phần của lá khế chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây dị ứng, ngứa da.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, đem ngâm với nước muối pha loãng. Dùng tay vò nát lá khế, sau đó cho vào nồi đun sôi trong 3 – 5 phút, đợi cho nước nguội bớt rồi bạn lọc lấy nước cốt. Có thể thêm nước sạch vào phần nước cốt này rồi đem tắm. 

Cach tri me day 5
Lá khế cũng có công dụng hỗ trợ chữa mề đay - Ảnh minh họa: Internet

Cách trị mề đay bằng muối

Thành phần của muối là NaCl, có vị mặn và có tính sát khuẩn cao giúp ngăn ngừa sự viêm nhiễm do mề đay gây ra, hỗ trợ làm giảm mẩn đỏ và ngứa da.

Cách thực hiện: Cho 2 thìa muối hòa với 2 lít nước đun sôi. Sau đó, đổ nước muối vừa đun sôi vào chậu chứa sẵn nước lạnh để làm ấm. Ngâm phần da bị mề đay vào nước hoặc dùng băng gạc thấm nước đặt vào vết mề đay đến khi nước nguội hoàn toàn. Ngoài ra, có thể tìm mua nước muối sinh lý có nồng độ 0.9%, pha với nước ấm để tắm hoặc ngâm đều cho hiệu quả tốt.

Cach tri me day 6
Chữa mề đay bằng muối - Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng bệnh mề đay

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, Trong trường hợp bất khả kháng thì có biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng;
  • Người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết cần có cách bảo vệ sức khỏe, giữ ẩm cho da khi giao mùa, giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát;
  • Tránh mặc các quần áo làm từ những loại vải gây kích ứng da như vải len, bố, da lộn, cũng như hạn chế các quần áo quá chật làm da bị cọ xát gây kích ứng;
  • Khi bị nổi mề đay do các thành phần của thuốc kháng sinh, thuốc an thần, hay bất kỳ loại dược liệu, dược phẩm nào, cần hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa;
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập thể thao, giữ tin thần thoải mái, tránh để cơ thể bị stress, cần có chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh hợp lý. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giải nhiệt như củ cải, mướp đắng, đậu phụ, bí đao hay các loại nước ép cà rốt, cam, bưởi,…;
Cach tri me day 7
Có lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh mề đay là một bệnh thường gặp, nhất là khi giao mùa. Người bệnh mề đay không cần phải quá lo lắng vì bệnh thường tự khỏi, không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu bệnh có kèm theo các triệu chứng như mẩn đỏ, hồng, ngứa ngáy rất khó chịu thì cần đến các cơ sở y tế uy tín trong việc điều trị các bệnh ngoài da để được chẩn đoán và có cách trị mề đay kịp thời.

Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo 

Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh cũng như những người thân khi có người mắc bệnh thủy đậu. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.

TIN MỚI NHẤT