9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé.

Sức khỏe 12/06/2015 14:36

Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm- Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM giúp phụ huynh giải đáp các thắc mắc thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho con.

9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé. - Ảnh 1
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm, BV Nhi Đồng I

1. Dinh dưỡng

 Nếu cân nặng đủ theo tuổi thì không thể còi xương, dù rụng tóc hay đổ mồ hôi cũng không cần bổ sung thuốc gì đặc biệt, - Chỉ trẻ trên 24 tháng đủ cân nhưng không đủ chiều cao gọi là còi cọc- Ăn uống, tính toán lượng sữa, số lần ăn dặm theo lứa tuổi là quan trọng nhất. Các thuốc bổ sung thường không có tác dụng gì.- Chăm ăn là chính các thuốc kích thích ăn không nên dùng.

9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé. - Ảnh 2

2. Hô hấp

 Nghe như thấy bé khò khè ở trẻ dưới 6 tháng mà bé vẫn ngủ tốt, bú tốt thì sẽ tự hết.- Chăm sóc viêm hô hấp tại nhà mà an toàn cho bé là: lấy dịch mũi bằng bấc loa kèn (sâu kèn) làm bằng khăn giấy, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, uống thuốc ho loại thảo dược- Nằm máy điều hòa ở 27 độ, không nằm ngay luồng gió thổi, tốt hơn máy quạt, không cần tắt máy khi đêm xuống. - Uống đủ nước, ngủ đủ, tránh sinh hoạt quá lâu ngoài trời, chích ngừa đủ. Không có thuốc tăng sức đề kháng đâu

3. Làm bấc loa kèn

Để lấy nước mũi ra là tốt nhất : lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở nhé, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra.

9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé. - Ảnh 3

4. Chậm đi cầu, hay táo bón hay phân, phụ huynh thường lo lắng về chuyện này

- Chậm đi cầu: hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng. 2,3 ngày hay cả tuần mới đi cầu nhưng phân mềm. Chỉ xoa bụng theo chiều từ phải sang trái. Xem lại cách pha sữa. Không dùng thuốc, khi cần thì bơm hậu môn.

- Táo bón: gặp từ nhỏ đến lớn, ít đi cầu, phân cứng ngắc, đi cầu rặn nhiều đến mức bé sợ đi cầu. Phải ăn rau xanh, bổ sung chất xơ và khi cần phải dùng thuốc mềm phân

- Phân lỏng: Phân ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng có thể sền sệt, đi sẹt sẹt

9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé. - Ảnh 4

5. Xổ giun

Sau 12 tháng xổ được, định kỳ mỗi 6 tháng. Mebendazol  500mg 1v uống,  trước kia thì 2 tuổi giờ tổ chức y tế thế giới khuyên sau 1 tuổi

6. Cân nặng, chiều cao theo tuổi

- Cân nặng theo tuổi:(không dùng cho trẻ sanh non nhẹ cân)- 4 -5- 6 tháng tăng gấp đôi lúc sanh; 12 tháng tăng gấp 3 lúc sanh.- Sau 1 tuổi trung bình tăng 1,5kg mỗi năm (tăng chậm lại)

- Chiều cao theo tuổi: 3 tháng đầu mỗi tháng tăng lên 3-3,5cm.- 4- 6 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng lên 2cm.- 7- 12 tháng cuối trung bình tăng được 1-1,5cm.- Lúc 12 tháng chiều cao của trẻ đạt được 75cm.- Trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng thêm 5cm.

9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé. - Ảnh 5

7. Mồ hôi 

Ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi chứ không liên quan đến dinh dưỡng, rụng tóc hình vành khăn  nhưng đủ cân  thì không thiếu chất

8. Trẻ em ngủ bao nhiêu là đủ- cả ngày lẫn đêm

 - Sơ sinh: 16- 20 tiếng; 6 tháng: 13- 14 tiếng - 1-3 tuổi:12 tiếng; - 3-6 tuổi: 11- 12 tiếng- 6 - 12 tuổi: 10-11 tiếng; trên 12 tuổi : 9 tiếng

9. làm gì để bé ít thức giấc ban đêm?

9 Vấn đề thường gặp khi chăm sóc sức khỏe cho bé. - Ảnh 6

- Cho bé vào giường ngủ khi bé còn thức, không nên dỗ bé ngủ xong mới đưa vào giường, chăn, gối sẽ giúp bé giảm cảm giác thiếu bố mẹ

- Từ từ cắt bỏ bú sữa vào ban đêm, thường 6 tháng tuổi bé đã có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày

- Tạo thời khóa biểu ngủ và nề nếp đi ngủ phù hợp

- Tránh cho trẻ ăn uống thực phẩm có caffeine vào chiều tối như chocolate, soda

Ngoài ra, xem thêm: đói , đầy bụng, nóng quá, lạnh quá, ánh sáng khi ngủ

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT