Cẩm nang về sữa chua, những điều cần biết về sữa chua

Kiến thức hay 29/01/2021 10:19

Sữa chua là món ăn yêu thích của nhiều người. Không chỉ giúp đẹp da, sữa chua còn mang đến hiệu quả giảm cân, làm đẹp. Sau đây là tất tần tật cẩm nang về sữa chua.

Table of Contents

1. Sữa chua nên ăn lúc nào thì đúng?

Có rất nhiều lý do để mọi người ăn sữa chua, có người ăn vì sở thích, có người ăn để hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của mình được cải thiện hơn. Tuy nhiên, cẩm nang về sữa chua chi tiết, sữa chua nên được ăn lúc nào để cơ thể hấp thụ tối đa lượng dưỡng chất mà sữa chua mang lại thì ít ai biết.

cam nang ve sua chua ảnh 1
Sữa chua là món ăn được nhiều người yêu thích

2. Ăn sữa chua lúc nào là tốt nhất?

Có người cho rằng nên ăn sữa chua vào lúc đói, có người lại bảo ăn sữa chua nên ăn vào lúc no. Hai quan điểm trên đều có lý lẽ nhất định của chúng, nhưng chỉ đúng một phần.

Thực tế, ăn sữa chua vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt hơn cả. Vì tại thời điểm này bao tử đã tiêu hóa được một phần thức ăn nhưng chưa rơi vào trạng thái “rỗng hoàn toàn”, độ pH của bao tử đạt mức lớn hơn hoặc bằng 4,5 là một trường lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại. Chính vì thế, đây là thời điểm cơ thể hấp thụ sữa chua được tốt và an toàn nhất cho mọi đối tượng.

cam nang ve sua chua ảnh 2
Ăn sữa chua vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt hơn cả

Khi ăn sữa chua trước khi đi ngủ, chúng ta đang gián tiếp bổ sung thêm chất bổ dưỡng cho suốt một đêm ngủ một cách nhẹ nhàng. Bởi trong khi ngủ, cơ thể ta ở trạng thái thư giãn hoàn toàn, do đó mọi tác dụng của chất bổ dưỡng (cũng như dược phẩm) ở mức độ vừa phải đều đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời các chức năng của hệ thống tiêu hóa (chủ yếu là ruột) đều phục hồi một cách từ từ, nhẹ nhàng, kể cả các loại vi khuẩn đường ruột.

3. Vì sao nên ăn sữa chua?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa số người Việt Nam bẩm sinh thiếu men đường ruột beta-galactosidase, không tiêu hóa được lactose trong sữa nên khi uống sữa dễ bị dau bụng tiêu chảy.

+ Sữa chua hỗ trợ chữa táo bón và tiêu chảy

Trong sữa chua có các lợi khuẩn Probiotics có tác dụng chuyển hóa lactose, làm giảm gần như hoàn toàn những triệu chứng cơ thể không chấp nhận được lactose. Do đó, những người không uống được sữa có thể thay thế bằng sữa chua. Đây cũng là giải pháp cung cấp canxi hiệu quả cho cơ thể, đặc biệt với trẻ mới lớn. Ngoài ra, nhờ các lợi khuẩn Probiotics này nên sữa chua rất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn để hấp thu tốt hơn.

Khi ăn sữa chua, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời có thể chống táo bón. Hơn thế nữa, trong sữa chua còn chưa một lượng khoáng chất, vi khoáng và các vitamin cần thiết cho cơ thể.

cam nang ve sua chua ảnh 3
Sữa chua chứa các lợi khuẩn Probiotics có tác dụng chuyển hóa lactose

Tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích, bạn có thể ăn từ 1 tới 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Bạn nên ăn đều đặn đều duy trì trạng thái tốt nhất cho cơ thể. Nên ghi nhớ, với trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa nên cho bé ăn.

+ Nên ăn 1 đến 2 hủ sữa chua là tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa chua khác nhau, bạn hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn sản phẩm sữa chua mình yêu thích tùy theo khẩu vị. Ngoài ra, khi mua sữa chua về nên dự trữ trong ngăn mát tủ lạnh để tránh hư hỏng, không nên ăn sữa chua đông cứng vì như thế một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Nếu người béo thì bạn chọn sữa chua không đường. Người gầy và không béo thì chọn sữa chua có đường.

Các bạn thân mến, sữa chua là loại thực phẩm quen thuộc với mọi người từ trẻ em đến người lớn, bạn nên học cách ăn uống thật khoa học để các chất dinh dưỡng trong sữa chua được hấp thụ vào cơ thể tối đa. Hãy chọn cho mình món sữa chua thơm ngon và hợp khẩu vị nhất.

cam nang ve sua chua ảnh 4
Nên học cách ăn uống thật khoa học để các chất dinh dưỡng trong sữa chua được hấp thụ vào cơ thể tối đa

+ Ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào là thích hợp?

Cũng giống như các loại thực phẩm khác khi ăn hay uống quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. 

Có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng. Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như: ăn 1 quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc 1 quả dưa chuột hoặc vài cái bánh quy mặn… rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml), sau đó mới ăn sữa chua.

cam nang ve sua chua ảnh 5
Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ

+ Sữa chua làm nóng thì sao?

Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.

Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.

cam nang ve sua chua ảnh 6
Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết

+ Sữa chua cùng với các loại thực phẩm

Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon như bánh ngọt bánh bao… có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ như xúc xích, với lạp xưởng… Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.

Không dùng chung với các loại thuốc khác bởi các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

+ Sữa chua tốt hơn sữa?

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: sữa chua tốt hơn cả sữa tươi. Bởi ngoài những giá trị dinh dưỡng có thể đem lại, sữa chua còn có khả năng giúp tăng cường sức khỏe cơ thể…

Các chuyên gia dinh dưỡng khá cũng khẳng định: protein trong sữa chua giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày; canxi và sắt giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu; vitamin A có thể ngăn ngừa ung thư; lactat ngăn chặn táo bón và ức chế vi khuẩn có hại; pepton và peptid có tác dụng kích thích chức năng gan. Vì vậy, sữa chua là sản phẩm thay thế hoàn hảo hơn.

cam nang ve sua chua ảnh 7
Sữa chua tốt hơn cả sữa tươi

+ Không nên ăn khi nào?

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm.

Sữa chua là thực phẩm thực sự tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, những người thường xuyên uống rượu, dùng thuốc kháng sinh….

+ Sữa chua hoa quả nhiều dinh dưỡng hơn

Nếu bạn muốn thưởng thức một cốc sữa chua hoa quả ngon lành thì hãy tự tay xắt những miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ. Đừng tưởng sữa chua hoa quả đóng sẵn bên ngoài giàu dinh dưỡng hơn sữa chua thường bởi hoa quả trong đó đã qua bước chế biến khiến giá trị dinh dưỡng bị giảm đi nhiều.

cam nang ve sua chua ảnh 8
Nên tự tay xắt những miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ

Ăn sữa chua đều đặn, thường xuyên chính là chiếc “chìa khóa vàng” để mang đến cho chị em sự khỏe mạnh, dẻo dai, một sức sống căng tràn bên trong cơ thể.

Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh thông thường. Tuy nhiên, việc ăn sữa chua với số lượng bao nhiêu là đủ không phải ai cũng biết.

4. Ngày ăn sữa chua bao nhiêu là đủ và không béo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua cũng giống như các loại thực phẩm khác, khi ăn hay uống quá nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Vì vậy, đối với người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g (tương đương 1 – 2 hộp) sữa chua là hợp lí.

Với một số người có thói quen ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ rất có khả năng gây tăng cân. Bởi vì trong sữa chua có chứa một nhiệt lượng nhất định. Ăn cơm rồi lại ăn thêm sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể.

Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là buổi tối, hoặc có thể sau bữa trưa 1-2 giờ. Lưu ý, không ăn sữa chua lúc bụng đói, đề phòng axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày.

cam nang ve sua chua ảnh 9
 Mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp) 

5. Những lưu ý về việc ăn sữa chưa sai cách

Khi bụng đói cồn cào, rất có thể bạn sẽ lấy ngay hộp sữa chua để ăn. Chúng có thể đẩy lùi cảm giác đói nhưng không tốt cho dạ dày.

Khi đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), sữa chua sẽ khiến lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt.

Bạn nên ăn chúng sau bữa cơm từ 1-2h. Đây là thời điểm dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của axit lactic. Ngoài ra, uống sữa chua vào buổi tối cũng tốt.

Sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối, bạn cần phải lập tức đánh răng. Một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến bộ nhai.

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột.

cam nang ve sua chua ảnh 10
Những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột không nên ăn sữa chua 

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc trước máy vi tính, táo bón, loãng xương, tâm huyết quản…

Bạn nên ăn 1-2 hộp sữa chua tương đương với 250-500gam và cách xa bữa ăn khoảng 30 phút để phát huy tối đa công dụng của thực phẩm này đối với sức khỏe.

+ Những sai lầm khi uống sữa, ăn sữa chua

- Đun sôi sữa, làm nóng sữa chua: Có rất nhiều người vì không tin tưởng nên khi mua sữa về liền đun sôi sữa. Tuy nhiên nếu đun sôi sữa lâu ở nhiệt độ cao thì sẽ làm mất hết giá trị có sẵn của sữa. Có thể đun ở nhiệt độ 50 – 70 độ C­ và đun trong vòng 3 đến 6 phút. Đối với sữa chua, khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị chết, làm giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khỏe cũng giảm.

cam nang ve sua chua ảnh 11
Không nên uống sữa, ăn sữa chua khi đói

- Uống sữa, ăn sữa chua cùng với uống thuốc: Sữa chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng, sắt và canxi, do đó nếu uống thuốc với sữa sẽ gây ra tương tác không có lợi. Điều này không những làm sữa mất dinh dưỡng mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc. Đối với sữa chua cũng vậy, nếu ăn sữa chua cùng lúc với thuốc uống có thể giết chết vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

- Uống sữa, ăn sữa chua khi đói: Đây là một sai lầm mà nhiều người mắc phải. Uống sữa khi đói sẽ làm dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài mà chưa tiêu hóa hết. Việc này không những khiến cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng mà còn làm bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Sữa chua cũng không thể chống đói bởi vì khi đói mà ăn sữa chua, những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, làm mất đi tác dụng bảo vệ sức khỏe, đồng thời dẫn đến viêm loét dạ dày.

cam nang ve sua chua ảnh 12
Sữa chua với nhiều chất làm đặc có thể làm thỏa mãn khẩu vị, nhưng lại giảm giá trị dinh dưỡng của nó

- Sữa càng đặc càng tốt: Có nhiều người vì muốn con chóng lớn, khỏe mạnh nên đã pha sữa vượt quá tỷ lệ tiêu chuẩn. Nếu trẻ em uống sữa này thường xuyên sẽ gây ra đau bụng, táo bón, biếng ăn, nguy hiểm hơn là gây viêm ruột non, xuất huyết cấp tính vì cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu, không hấp thụ được một lượng lớn các chất dinh dưỡng cùng lúc. Sữa chua cũng vậy, không phải cứ đặc mới tốt. Thực tế sữa chua đặc là do thêm các chất làm đặc. Nếu quá nhiều chất làm đặc có thể làm thỏa mãn khẩu vị, nhưng lại giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

- Tuyệt đối không nên ăn sữa chua với các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng:  Bởi vì nó sẽ tạo ra chất gây ung thư. Hay như việc cho sô cô la vào sữa cũng gây nguy hiểm vì hai thứ này kết hợp với nhau sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất có hại, gây khô tóc, tóc dễ gãy rụng, làm tăng sỏi đường tiết niệu và các bệnh khác. Trẻ em ăn theo cách này sẽ dẫn tới thiếu canxi, tiêu chảy, chậm lớn…

+ Cách uống sữa, ăn sữa chua đúng cách

Muốn sử dụng sữa, sữa chua đúng cách, trước hết chúng ta phải tránh các sai lầm ở trên. Ngoài ra, để hấp thụ tốt canxi và có được giấc ngủ tốt thì chúng ta nên uống sữa và ăn sữa chua vào buổi tối. Sữa, sữa chua khi mua về nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt, nhớ xem kỹ thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Tóm lại, sữa và sữa chua là những thực phẩm hàm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng chúng ta phải lưu ý cách sử dụng cho đúng để phát huy được những lợi ích của chúng và tránh những sai lầm đáng tiếc có hại cho sức khỏe.

Lưu ý: những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột thì cần thận trọng khi uống sữa, ăn sữa chua. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao, nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm.

cam nang ve sua chua ảnh 13
 Sữa, sữa chua khi mua về nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt

6. Sai lầm "kinh điển" cho trẻ ăn sữa chua làm mất chất của mẹ

Sữa chua là thực phẩm  quen thuộc đối với trẻ em. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách , sữa và các chế phẩm từ sữa không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Mẹ cần lưu ý những thói quen sai lầm sau

+ Ngâm sữa chua trong nước nóng

Nhiều mẹ có quan niệm sữa ấm thì con ăn sẽ đỡ viêm họng, do đó, thường ngâm sữa chua lấy trong tủ lạnh vào nước ấm hay quay trong lò vi sóng một lúc trước khi cho con ăn. Nhưng khi làm nóng, nhiều lợi khuẩn trong sữa và sữa chua sẽ bị mất, cái bạn uống chỉ còn là "bã" mà thôi. Đương nhiên, những lợi ích như “kích thích tiêu hoá, giàu vitamin và dưỡng chất”... của sữa chua cũng tan biến.

Để tránh bé bị viêm họng, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ ăn hoặc uống.

+ Ăn sữa chua gần lúc uống thuốc kháng sinh

Để sữa chua phát huy tác dụng tối đa, không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp hoặc gần với lúc trẻ uống một số loại thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin,... vì các loại thuốc này sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn trong sữa chua.

cam nang ve sua chua ảnh 14
Không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp hoặc gần với lúc trẻ uống một số loại thuốc kháng sinh

+ Ăn sữa chua để ngăn đá

Nhiều mẹ lại có thói quen chiều con nhỏ, cho trẻ ăn món sữa chua để trên ngăn đá đã đông cứng mà không biết rằng, nhiệt độ quá lạnh cũng không thích hợp cho các lợi khuẩn trong sữa chua sinh sống. Do đó, khi mua sữa chua về, mẹ nên trữ ở ngăn mát của tủ lạnh để món ăn giữ được nhiệt độ thích hợp.

+ Sữa chua càng đặc càng tốt

Nhiều mẹ tin rằng sữa chua càng đặc thì càng nhiều chất bổ. Tuy nhiên, sữa chua đặc thường là do được thêm nhiều chất phụ gia như bột hydroxypropyl, pectin và gelatin – những chất không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là mẹ nên làm sữa chua tại nhà cho bé.

+ Cho con ăn sữa chua “chống đói”

Sữa chua tuyệt đối không phải là sản phẩm “cứu đói” khi trẻ đang kêu gào “mẹ ơi có gì ăn khống, con đói”. Khi sữa đi vào một cái dạ dày rỗng, dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngay lập tức đẩy sữa ra ngoài. Cơ thể trẻ không kịp tiêu hóa và không giữ lại được dinh dưỡng gì từ sữa. Nếu đó là sữa chua thì hệ quả còn nguy hiểm hơn. Những vi khuẩn trong sữa chua sẽ quay sang tấn công dạ dày rỗng của trẻ, làm tăng lượng axit, về lâu dài gây ra guy cơ viêm loét dạ dày. 

Tốt nhất là mẹ nên cho con ăn sữa chua từ 1-2 giờ sau bữa ăn. Lúc này, dịch vị trong dạ dày đã loãng, độ tập trung của axit trong dạ dày đã giảm, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các vi khuẩn lactobacillus (vi khuẩn rất có lợi cho đường ruột) trong sữa chua phát triển tốt. 

+ Ăn sữa chua bằng thìa inox

Cách làm này tuy không gây mất chất nhưng cũng vẫn là một cách ăn không thông minh vì nó ảnh hưởng đến vị chuẩn của sữa chua. Một nghiên cứu nhỏ của Trường đại học Oxford cho thấy tất cả những tình nguyện viên tham gia đều cảm thấy hương vị của sữa chua ngọt và thơm hơn khi được ăn bằng thìa nhựa, với kích thước không hơn thìa café thay vì ăn bằng thìa inox.

cam nang ve sua chua ảnh 15

Ăn sữa chua bằng thìa inox tuy không gây mất chất nhưng có ảnh hưởng đến vị chuẩn của sữa chua

+ Thoải mái để bé ăn bao nhiêu hộp sữa chua cũng được

Tuy sữa chua là loại thức ăn bổ dưỡng song vẫn phải ăn một cách khoa học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ tốt cho tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh, một trí tuệ minh mẫn.

Còn đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé ăn liều lượng phù hợp: dưới 1 tuổi chỉ cho ăn một ngày 1/4-1/2 hộp , 1-3 tuổi cho ăn 1/2 hộp và trên 3 tuổi thì có thể cho ăn từ 1 đến 2 sữa chua/ngày.

+ Cấm con ăn sữa chua buổi tối

Đây là sai lầm thường gặp nhất của các bà mẹ bắt đầu tập cho con ăn sữa chua vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền.

Sự thật: Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút - 2 tiếng nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.

+ Vô tư trộn sữa chua với đủ loại hoa quả

Xay hay cắt nhỏ hoa quả rồi trộn sữa chua cho con ăn bữa phụ là thói quen của nhiều bà mẹ với tâm lý ăn như vậy vữa bổ dưỡng vừa ngon miệng. Tuy nhiên sữa chua chứa nhiều vi khuẩn phản ứng với đường trong một số loại trái cây có thể tạo độc tố và gây dị ứng. 

Lượng axit và men tiêu hóa có trong sữa chua là những thành phần giúp kích thích hệ tiêu hóa. Nhưng nếu kết hợp sữa chua với các loại trái cây có tính chua như cam, quýt, cóc, khế, xoài,… sẽ đẩy lượng axit này lên cao dễ gây hại cho dạ dày, lâu ngày ảnh hưởng và ăn mòn thành dạ dày gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Những thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt thậm chí còn gây táo bón, đau bụng cho trẻ nếu ăn kèm với sữa chua.

cam nang ve sua chua ảnh 16
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn phản ứng với đường trong một số loại trái cây có thể tạo độc tố và gây dị ứng

Sữa chua đã được chứng minh có khả năng giảm mỡ máu và ngừa ung thư. Hàm lượng axit lactic phong phú trong loại sữa này giúp thải loại vi khuẩn sản xuất chất độc trong ruột ra ngoài. Nhiều nghiên cứu cho hay việc thải loại những chất độc này có thể giúp bạn sống thọ hơn.

Sữa chua cũng chứa nhiều canxi tốt cho những ai bị kháng lactose. Những người mắc bệnh này không có khả năng tiêu hóa lactose, dẫn đến vấn đề tiêu hóa như đầy hơi hay tiêu chảy khi uống sữa. Bệnh kháng lactose có thể là do di truyền hoặc đột nhiên xảy ra do tuổi tác. Trên thế giới, có tới 70% dân số bị dị ứng lactose.  Vì lactose đã được phân giải trong sữa chua, những ai mắc bệnh này ít gặp vấn đề trong việc tiêu thụ nó.

+ Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua là câu hỏi khá phổ biến. Theo nghiên cứu thì trẻ trên 12 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua.

Với trẻ dưới 1 tuổi, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa còn kém. Do đó, phụ huynh không nên dùng sữa chua cho trẻ. Ngoài ra, trong sữa chua có đường lactose. Đây là loại protein khó tiêu. Nếu trẻ ăn vào, có thể xuất hiện đầy hơi, khó chịu.

Sữa chua có những lợi khuẩn cần thiết nhưng với những người có tiêu hóa không tốt, mắc bệnh đường ruột cần thận trọng khi dùng sữa chua tránh bị đau bụng hay tiêu chảy.

Việc ăn sữa chua ngay sau khi ăn cơm là không nên. Bởi khi vừa ăn xong, bạn đang no bụng, nếu ăn sữa có thể cảm thấy đầy bụng. Tuyệt đối không kết hợp với thịt xông khói hay lạp sườn.. vì có nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa thêm nặng nề.

cam nang ve sua chua ảnh 17
Theo nghiên cứu thì trẻ trên 12 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua

7. Thời điểm vàng để ăn sữa chua

Nó cũng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cho biết vi khuẩn probiotic trong sữa chua kích thích hệ miễn dịch và dần cải thiện nó. Do đó, ăn sữa chua là cách tự nhiên và có lợi để tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn và trẻ em.

Không chỉ thế, sữa chua còn giúp chống táo bón, tăng cảm giác thèm ăn khi bạn ăn thường xuyên. Với nhiều lợi ích như thế, không ít người dùng loại sữa này hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên chọn đúng thời điểm để phát huy hết những lợi ích của nó.

+ Buổi chiều

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, những ai thường ngồi trước máy tính, nhất là nhân viên văn phòng, nên uống 1 cốc sữa chua vào đầu giờ chiều để chống lại bức xạ điện từ từ máy móc phát ra. Sữa chua giàu vitamin B, vốn được chứng minh là có khả năng ức chế tế bào lympho, giảm tổn hại do bức xạ gây ra và cải thiện khả năng chống độc của cơ thể.

cam nang ve sua chua ảnh 18
Những ai thường ngồi trước máy tính, nhất là nhân viên văn phòng, nên uống 1 cốc sữa chua vào đầu giờ chiều

Bên cạnh đó, chất tyrosine trong sữa chua còn có khả năng giảm stress, căng thẳng và lo lắng do áp lực công việc. Ăn 1 cốc sữa chua đầu giờ chiều giúp bạn tăng năng lượng để đương đầu với công việc phía trước.

+ Buổi tối

Buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, được xem là thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua vì nó sẽ tối đa hóa hiệu quả của canxi trong thực phẩm này. Nguyên nhân: Đây là lúc hàm lượng canxi của cơ thể bạn thấp nhất, có lợi cho việc hấp thụ khoáng chất này trong thực phẩm.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ canxi cũng giảm đi trong thời điểm này. Sữa chua sẽ giúp hấp thụ hết dinh dưỡng từ bữa tối, hỗ trợ tiêu hóa.  Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn 1 hũ sữa chua mỗi tối trước khi lên giường để tận hưởng hết lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe.

8. Ăn sữa chua nhiều có tốt không?

Sữa chua là sản phẩm từ sữa, được tạo ra bằng quá trình lên men tự nhiên. Các thành phần dinh dưỡng trong món ăn này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chính vì vậy, nhiều người đã lạm dụng quá mức nhưng lại không biết rằng việc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chúng ta chỉ nên ăn vừa đủ để tránh được một số tác hại dưới đây:

+ Đầy hơi, khó tiêu

Sữa chua được xem là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch rất tốt. Nhưng trong các sản phẩm được bày bán trên thị trường hiện nay thường chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu.

cam nang ve sua chua ảnh 19
Người có hệ tiêu hóa yếu kém nếu ăn quá nhiều sữa chua có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi…

Chính vì vậy, người có hệ tiêu hóa yếu kém nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi… 

+ Đau dạ dày 

Không ai phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của sữa chua, nhưng những người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về đường ruột không nên ăn nhiều món này. Bởi nó sẽ làm tăng axit dịch vị và gây ra những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt, người có tiền sử đau dạ dày tuyệt đối nên hạn chế để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, người bị tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và tuyến tụy cũng là những đối tượng không được ăn nhiều sữa chua có đường và thay thế bằng loại không đường.

+ Gây béo phì

Khi chúng ta ăn sữa chua với lượng vừa phải sẽ có tác dụng cân bằng trọng lượng cơ thể. Nhưng ngược lại ăn quá nhiều có thể gây béo phì vì thành phần của nó ngoài chất béo bão hòa còn chứa khá nhiều đường. Vì vậy, việc lạm dụng sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường tăng quá mức.

Đối với những ai muốn giảm cân hay gặp vấn đề về cân nặng nên chọn sữa chua ít đường hoặc không đường.  Hơn nữa, loại chất béo bão hòa cũng có thể khiến nồng độ cholesterol tăng cao, hình thành mảng bám ở động mạch, làm nghẽn dòng chảy của máu…

cam nang ve sua chua ảnh 20
Việc lạm dụng sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường tăng quá mức

+ Dị ứng

Nếu bị dị ứng với sữa hoặc không hấp thụ được các chất trong sữa thì tốt nhất tránh tiêu thụ sữa chua. Bởi vì, lượng probiotics trong món ăn này có thể gây ra tình trạng khó thở, phát ban, nôn mửa... thậm chí gây tử vong.

Sữa chua chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như kali, canxi, magiê cùng nhiều loại vitamin như vitamin A, B, D, E, K... Chính vì vậy, ăn sữa chua mỗi ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

9. Những công dụng và lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với sức khỏe nếu ăn mỗi ngày

+ Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Lợi khuẩn có trong sữa chua giúp làm dịu hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ngăn ngừa táo bón… nhờ đó mà hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

cam nang ve sua chua ảnh 21
Ăn sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Bạn nên ăn sữa chua vào buổi sáng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên ăn sữa chua còn giúp cơ thể loại bỏ những độc tố tích tụ và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, bạn đừng ăn sữa chua khi bụng rỗng vì sẽ gây hại cho dạ dày.

+ Giảm huyết áp

Những người gặp các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao nên thường xuyên ăn sữa chua. Hàm lượng kali dồi dào trong loại thực phẩm này có khả năng giúp loại bỏ natri dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm huyết áp và giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.

+ Ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín

cam nang ve sua chua ảnh 22
Thường xuyên ăn sữa chua giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín hiệu quả 

Những dưỡng chất trong sữa chua có khả năng ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở vùng kín, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, lợi khuẩn lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong sữa chua còn giúp giảm nhiễm trùng và tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi. Chính vì vậy, sữa chua là thực phẩm chị em không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng nếu muốn bảo vệ sức khỏe vùng kín.

+ Tăng cường hệ miễn dịch

Sữa chua chứa hơn 10 vi chất cần thiết cho cơ thể, nhờ đó giúp tăng cường sức đề kháng và giúp phòng chống nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều khoáng chất như magiê, kẽm và selen giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

cam nang ve sua chua ảnh 23
Sữa chua chứa nhiều vi chất giúp tăng cường sức đề kháng và giúp phòng chống nhiều loại bệnh

+ Tăng cường sức khỏe xương

Một hũ sữa chua có thể chứa đến 275mg canxi cần thiết cho cơ thể, giúp bảo vệ và duy trì xương chắc khỏe. Không chỉ giúp xương khỏe mạnh mà sữa chua còn tăng cường mật độ xương, nhờ đó giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

+ Giúp giảm cân hiệu quả

Hàm lượng cortisol trong cơ thể tăng cao sẽ khiến mỡ tích tụ, nhất là vùng quanh bụng khiến vòng eo trở nên kém thon gọn. Thường xuyên ăn sữa chua mỗi buổi sáng sẽ giúp ngăn chặn sự sản sinh cortisol trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng và hiệu quả.

Hy vọng với những chia sẻ cẩm nang về sữa chua trên đây sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức hữu ích và biết cách ăn sữa chua đúng cách, tốt cho sức khỏe và khỏe đẹp hơn mỗi ngày.

Lợi ích của mặt nạ sữa chua: 10 công thức bí truyền cho mọi loại da"

Nếu như bạn đang tìm hiểu về lợi ích của mặt nạ sữa chua cũng như những công thức bí truyền, bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những gì bạn cần.

TIN MỚI NHẤT