Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?

Sống khỏe 25/05/2025 08:46

Nhiều người có thói quen để nước đun sôi nguội rồi mới uống, nhưng nước đã nguội như vậy có thể để được bao lâu, liệu có hạn sử dụng không?

Hạn sử dụng của nước đun sôi

Dù nước đã được đun sôi để diệt khuẩn nhưng khi để lâu vẫn có thể bị biến chất.

Khi để trong môi trường không kín, vi khuẩn từ không khí như E. coli (vi khuẩn đại tràng) có thể xâm nhập và phát triển nhanh chóng. Uống phải loại nước này có thể gây đau bụng, tiêu chảy...

Thời gian nước bị biến chất phụ thuộc vào chất lượng nước và điều kiện bảo quản.

Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu? - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Nếu để hở nên uống càng sớm càng tốt

Nước đun sôi nếu để trong ly không đậy nắp sẽ nhanh nguội hơn, nhưng cũng tiếp xúc trực tiếp với không khí, dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất.

Dù không có quy định cụ thể về hạn dùng nhưng nên uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là uống ngay sau khi nguội. Nếu không uống hết ngay không nên để qua đêm.

Ví dụ nước đựng trong ly miệng rộng vào buổi sáng nên uống hết trong ngày. Dù vi khuẩn có thể chưa vượt ngưỡng vào ngày hôm sau nhưng bụi bẩn và cảm giác không sạch sẽ sẽ khiến bạn e ngại khi uống.

Nếu đậy kín nên uống trong 3 ngày

Nếu nước đun sôi được đậy nắp hoặc rót vào bình giữ nhiệt ngay sau khi đun sẽ hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng.

Một số nghiên cứu cho thấy nước đậy kín chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày, sau đó không còn đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, dù bảo quản đúng cách, để tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyên nên đun và uống hết trong ngày, mỗi ngày uống nước mới sẽ tốt hơn.

Sau khi đun, nên đậy kín hoặc cho vào bình giữ nhiệt.

Chờ nước nguội khoảng 25–30°C rồi uống, vì lúc này nước có hoạt tính sinh học cao hơn, giúp cơ thể hấp thụ và thúc đẩy trao đổi chất tốt hơn.

Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu? - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Nước khoáng đã mở nắp uống trong 12 tiếng

Nước khoáng sau khi mở sẽ tiếp xúc với không khí và vi khuẩn từ miệng, khiến quá trình biến chất diễn ra nhanh hơn. Vì thế, nên uống hết trong vòng 12 tiếng sau khi mở nắp.

Nước bình (nước đóng bình dùng máy) dùng trong 5 – 7 ngày

Nếu máy lọc nước được vệ sinh kỹ 1–2 lần mỗi tháng, nước trong bình sau khi mở nên uống hết trong vòng 5–7 ngày, không nên để quá 15 ngày.

Có tin đồn cho rằng đun đi đun lại nước sẽ làm tăng hàm lượng nitrit, gây ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Thực tế lượng nitrit trong nước máy cực kỳ thấp, dù có đun nhiều lần thì vẫn không vượt quá giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn quốc gia.

Vì vậy, nước đun lại nhiều lần vẫn có thể uống được, không cần quá lo lắng.

Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng pha nước nóng với nước nguội sẽ gây ngộ độc hoặc thậm chí gây ung thư.

Thật ra, nếu dùng nước đun sôi vừa mới nguội để pha với nước nóng thì không vấn đề gì cả, vì bản chất vẫn là nước đã đun. Tuy nhiên, nếu pha nước nóng với nước sống (chưa đun) như nước máy, nước giếng, nước sông... thì không nên uống vì có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài việc biến chất, nước đun sôi không nên uống khi còn quá nóng. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), uống nước nóng trên 65°C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Dấu hiệu ở tai cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ

Không phải ai bị ù tai hay nghe kém đều bị tai biến nhưng với người có nguy cơ cao, đây có thể là lời cảnh báo sớm. Nhận biết sớm, can thiệp kịp thời chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT