Uống cà phê làm cản trở sự phát triển và tăng trưởng xương, sự thật thế nào?

Sống khỏe 09/04/2022 16:33

Có nhiều tranh luận về việc liệu cà phê có an toàn cho thanh thiếu niên hay không, vì cà phê được cho là cản trở sự phát triển và tăng trưởng xương. Vậy liệu cà phê có làm hạn chế sự phát triển của cơ thể không? Và lượng cà phê mà thanh thiếu niên có thể tiêu thụ một cách an toàn là bao nhiêu?

Thanh thiếu niên hiện nay được cảnh báo rằng uống cà phê sẽ làm chậm sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy uống cà phê có bất kỳ ảnh hưởng nào đến chiều cao.

Một nghiên cứu đã theo dõi 81 phụ nữ từ 12-18 tuổi trong 6 năm và không tìm thấy sự khác biệt về sức khỏe xương giữa những người tiêu thụ cafein hàng ngày cao nhất so với những người tiêu thụ cafein ở mức thấp nhất.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên quan giữa lượng cafein và giảm hấp thụ canxi - chất cần thiết cho sức khỏe và độ chắc khỏe của xương. Do đó, việc cảnh báo những thanh thiếu niên đang lớn về việc uống cà phê vì lo sợ xương phát triển không đầy đủ là điều cần thiết.

Tuy nhiên, sự giảm hấp thụ canxi liên quan đến lượng cafein là rất nhỏ nên có thể được bù đắp bằng cách thêm 1–2 thìa sữa vào mỗi 180ml cà phê bạn uống hàng ngày. Đây có thể là lý do tại sao uống cà phê không liên quan đến việc chậm tăng trưởng chiều cao.

Tuy không có bằng chứng cụ thể cho thấy cà phê làm còi cọc sự phát triển của cơ thể, nhưng cà phê có thể gây hại cho sức khỏe bằng những cách khác.

Uống cà phê làm cản trở sự phát triển và tăng trưởng xương, sự thật thế nào? - Ảnh 1

Cà phê có thể làm gián đoạn giấc ngủ

Cafein trong cà phê có thể tạm thời làm tăng sự tỉnh táo và cung cấp năng lượng, nhưng nó cũng có thể cản trở giấc ngủ. Lượng caffeine cao có ảnh hưởng đến việc giảm chất lượng hoặc gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm và tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.

Thanh thiếu niên thiếu ngủ có nhiều khả năng sa sút trong học tập do thiếu tập trung  và tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường và calo hơn, từ đó dễ mắc các bệnh béo phì và tiểu đường.

Một số thức uống cà phê có nhiều đường

Nhiều thức uống cà phê phổ biến có chứa một lượng đường đáng kể dưới dạng sirô đường có hương vị, kem đánh và sô cô la bào.

Đường thêm vào đồ uống thường khiến lượng đường trong máu tăng đột biến hơn so với đường tự nhiên có trong thực phẩm nguyên hạt. Điều này là do trái cây và rau quả nhiều đường chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi khác giúp giảm thiểu sự dao động của lượng đường trong máu.

Liệu cà phê có chứa thành phần có lợi?

Cà phê có chứa một số chất có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, các thành phần có lợi này bao gồm:

  • Cafein: Chịu trách nhiệm về tác dụng kích thích của cà phê, cafein có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục và có ảnh hưởng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
  • Axit chlorogenic: Hợp chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị hư tổn. Nó cũng đóng vai trò trong việc quản lý cân nặng.
  • Diterpenes: Nhóm hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy diterpenes cũng có thể có đặc tính chống ung thư.
  • Trigonelline: Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng trigonelline làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường không kiểm soát.

Mặc dù cà phê chứa nhiều thành phần đầy tiềm năng  nhưng những kết quả này chỉ mang tính chất quan sát và tham khảo, có nghĩa là các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra bằng chứng rằng cà phê đem lại những lợi ích nêu trên.

Cà phê có an toàn không?

Người lớn có thể tiêu thụ tới 400 mg cafein mỗi ngày - tương đương với 1000 ml cà phê, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy không có khuyến nghị rõ ràng về lượng cafein cho trẻ em, nhưng lý tưởng nhất là thanh thiếu niên chỉ nên tiêu thụ giới hạn 100 mg mỗi ngày. Con số này tương đương với khoảng một tách cà phê 230ml cho trẻ từ 12-18 tuổi.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Bộ Y tế Canada khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ ở mức 300 mg mỗi ngày, tương đương với khoảng 2-3 cốc cà phê. Việc tiêu thụ trên 300 mg cafein mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ sẩy thai và sinh con nhẹ cân cao hơn so với người tiêu thụ caffein ở mức vừa phải.

Uống cà phê làm cản trở sự phát triển và tăng trưởng xương, sự thật thế nào? - Ảnh 2

Cách tối ưu hóa sức khỏe xương

Chiều cao cơ thể phần lớn được quyết định bởi yếu tố di truyền, mặc dù chế độ ăn uống không đủ chất và suy dinh dưỡng có thể khiến cơ thể chậm phát triển. Tuy nhiên, bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh xương và gãy xương bằng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thích hợp, đặc biệt là trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Hầu hết mọi người đạt đến chiều cao tối đa vào cuối tuổi thiếu niên đến đầu 20 tuổi, vì vậy tuổi thanh niên là thời điểm tốt nhất để tạo khuôn khổ cho xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.

Lời kết

Cà phê từ lâu đã có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thấp còi ở thanh thiếu niên, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh được điều này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thanh thiếu niên nên thường xuyên uống cà phê. Quá nhiều cà phê có thể làm gián đoạn giấc ngủ và nhiều loại cà phê phổ biến có thể chứa nhiều đường, gây ra các vấn đề sức khỏe.

Theo Healthline

Uống sữa trước khi ngủ có thực sự mang sự giúp cơ thể thư giãn, giảm lo lắng, ngủ ngon hay chỉ khiến chúng ta tăng cân?

Suy giảm chất lượng giấc ngủ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới. Uống một ly sữa ấm trước khi ngủ là một thói quen phổ biến được sử dụng để thúc đẩy sự thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ chất lượng.

TIN MỚI NHẤT