PGS Nguyễn Huy Nga: 3 điểm mấu chốt giúp Việt Nam chiến thắng dịch Covid-19

Sống khỏe 01/08/2020 14:27

Việt Nam được rất nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao về công tác phòng dịch bệnh. Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, có 3 điểm mấu chốt để Việt Nam chiến thắng dịch bệnh Covid-19.

PGS Nguyễn Huy Nga: 3 điểm mấu chốt giúp Việt Nam chiến thắng dịch Covid-19 - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Tính tới thời điểm sáng ngày 1/5, liên tiếp 15 ngày Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, chưa có ca tử vong. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho những nỗ lực không chế, ngăn chặn dịch bệnh của Việt Nam.

Trong khi trên thế giới tính đến 17h ngày 30/4/2020, thế giới ghi nhận thêm 62.881 trường hợp mắc và 6.579trường hợp tử vong. So với ngày hôm qua (29/4/2020) số mắc tăng 3% và tử vong tăng 4,6%.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ, tới thời điểm hiện nay tình hình dịch bệnh trong nước về cơ bản đã ổn định. Nguy cơ bùng phát các ổ dịch trong cộng đồng đã bị khống chế tới mức thấp nhất. Tuy nhiên nguy cơ lây lan từ các bệnh nhân nhập cảnh vẫn còn khi có hàng chục ngàn người đi từ vùng dịch về.

PGS Nguyễn Huy Nga: 3 điểm mấu chốt giúp Việt Nam chiến thắng dịch Covid-19 - Ảnh 2

Việt Nam chỉ an toàn khi thế giới khống chế được dịch.

Tuy ca nhiễm trong cộng đồng đã được khống chế nhưng vẫn chưa an toàn vì trên thế giới dịch còn tiếp diễn và nhiều người Việt đang từ nước ngoài về. Thêm vào đó khi nối lại các chuyến bay quốc tế thì có nguy cơ dịch lây lan.

"Chúng ta chỉ an toàn khi trên thế giới cơ bản khống chế được dịch. Tôi tin là dịch trong nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5. Xét về mặt bản chất sinh học của virus và quy luật dịch tễ của dịch cúm thì dịch trong nước ở Việt Nam đang đi đến hồi kết. Cộng thêm vào đó là tính cảnh giác cũng như kỹ năng phòng dịch của người dân đã được tăng lên.

Tuy nhiên, Việt Nam còn phụ thuộc vào tình hình nhập cảnh từ vùng dịch. Nếu còn có người nhập cảnh bị bệnh thì vẫn chưa coi là hết dịch", PGS Huy Nga nói.

Dịch bệnh trên thế giới có thể còn kéo dài vài tháng nữa vì một số quốc gia đang còn mùa Xuân, dịch đang lên đỉnh và một số quốc gia đang bước vào mùa đông. Sau đó dịch bệnh có thể trở thành cúm mùa hoặc biến mất như dịch SARS năm 2003.

Cũng theo phân tích của PGS Huy Nga thì Việt Nam rất khó có làm sóng thứ hai và hầu như không thể có. Vì chúng ta vẫn tiếp tục giám sát chặt các cửa khẩu và cách ly triệt để người nhập cảnh.

Hiện, Việt Nam được rất nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao về công tác phòng dịch bệnh. Có 3 điểm mấu chốt để Việt Nam chiến thắng dịch bệnh Covid-19 và nhiều dịch bệnh khác trong quá khứ đó là:

- Thứ nhất là về công tác tổ chức chỉ đạo. Có sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt từ Trung ương tới tận tổ dân phố, từng hộ gia đình. Chúng ta có Bạn chỉ đạo quốc gia phối hợp liên ngành tạo sức mạnh tổng hợp. Ngoài ra còn có các tổ chức xã hội, các hội tham gia tích cực.

- Thứ hai, có sự tham gia chủ động và tích cực của mọi người dân. Người dân có ý thức chống dịch rất cao và tuân thủ mọi chỉ dẫn của chính quyền, y tế.

Bệnh nhân cuối cùng ghi nhận mắc Covid-19 trong cộng đồng đã khỏi bệnh

Những lầm tưởng không đáng có khiến không ít người bệnh phải vào viện cấp cứu

- Thứ 3 ta có ngành y tế có bề dày kinh nghiệm chống dịch, có mạng lưới phòng bệnh rộng khắp. Chúng ta thường xuyên diễn tập, tập huấn chống dịch. Có các chuyên gia giỏi về chuyên môn dự phòng và điều trị.

Là một chuyên gia theo dõi rất sát tình hình dịch tễ trong đại dịch Covid-19, PGS Nguyễn Huy Nga cũng muốn gửi tới cộng đồng thông điệp: "Sức khỏe là quan trọng nhất, còn sống còn khỏe là thành công. Mọi thứ mất đi còn có cơ hội tìm lại còn mỗi khi sức khỏe và mạng sống đã mất đi thì không có cơ hội lấy lại.

Mọi dịch bệnh, mọi khó khăn gian khổ rồi cũng sẽ qua đi. Hãy tin tưởng vào nền y tế nước nhà. Hãy luôn luôn hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống".

Sự thật về thông tin máy sấy tay và đèn cực tím tiêu diệt được Covid-19

Việc sử dụng máy sấy tay, đèn UV không ngăn ngừa được Covid-19 cũng như việc phun các chất như cồn hay rượu, clo lên da không có tác dụng đối với virus này.

TIN MỚI NHẤT