Nếu bạn cảm thấy đau khi đi bộ, hãy kiểm tra ngay 3 điều này!

Sống khỏe 04/04/2022 18:34

Những người cảm thấy đau khi đi bộ nên kiểm tra ba điều.

Ông A (63 tuổi) không thể đi bộ được do quá đau, đã được đưa đi khám chi tiết. Kết quả kiểm tra là do các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp sớm tỷ lệ thuận với độ tuổi, nhưng tình trạng của đầu gối cũng không tệ lắm. Vậy tại sao cơn đau lại nghiêm trọng như vậy?

Kết quả phân tích tư thế đứng và dáng đi cho thấy cơ thể có xu hướng nghiêng về một bên. Phương pháp chỉ đi bộ như ông A không giúp ích gì cho sức khỏe. Trên thực tế, theo một nghiên cứu về đi bộ và lão hóa được thực hiện với đối tượng là cư dân của tỉnh Aichi, Nhật Bản trong 6 năm cho thấy rằng những người chỉ chăm chỉ đi bộ thì sức mạnh cơ bắp giảm 25%.

Nếu bạn cảm thấy đau khi đi bộ, hãy kiểm tra ngay 3 điều này! - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Theo cuốn sách Chỉ đi bộ thôi cũng khỏi bệnh, những người cảm thấy đau khi đi bộ nên kiểm tra ba điều.

1. Kiểm tra tư thế đứng

Nếu bạn cảm thấy đau khi đi bộ, hãy kiểm tra ngay 3 điều này! - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Khi nhìn từ phía chính diện, cơ thể bạn phải cân đối bên trái và bên phải. Khi nhìn từ phía bên cạnh thì tai, vai, khớp háng và xương mắt cá chân của bạn phải theo một đường thẳng thì mới có thể nói đó là tư thế đứng đúng. Nếu đường thẳng nối giữa các xương tai, vai, hông, xương mắt cá chân bị lệch sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp.

2. Ba bước để kiểm tra bước chân

Nếu bạn cảm thấy đau khi đi bộ, hãy kiểm tra ngay 3 điều này! - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Dáng đi bình thường nên gồm ba bước. Bắt đầu từ gót chân, sau đó đặt toàn bộ lòng bàn chân, chuyển trọng lượng nghiêng về phía và bước đi. Để điều chỉnh tư thế đi bộ, chúng tôi khuyên bạn nên đi bộ dưới nước, vì nó giúp tăng khả năng vận động của khớp và phát triển các khả năng khác nhau của con người như sức mạnh cơ bắp, thăng bằng và chức năng hô hấp.

3. Kiểm tra sức mạnh thân phần dưới

Nếu bạn cảm thấy đau khi đi bộ, hãy kiểm tra ngay 3 điều này! - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp viêm khớp, một môi trường rất không ổn định chắc chắn được tạo ra bên trong khớp của bạn. Trong trường hợp đó, cần phải giữ sự ổn định của khớp kể cả các khớp bên ngoài. Đó là vai trò của cơ bắp. Cơ đùi của cơ thể con người sẽ phân tán lực nhận được bởi cột sống bằng cách hỗ trợ cho eo, và phân tán tải trọng lên đầu gối bằng lực uốn cong và duỗi chân. Tuy nhiên, cơ đùi giảm dần theo tuổi tác, nên lực phân phối tải trọng theo đó cũng giảm dần, các khớp bị lão hoá nên phải chịu một tải trọng tương đối lớn và cảm thấy đau.

Giáo sư Hong Jeong Gi (Trưởng khoa Y học thể thao, Đại học Y Cha), người đã hiệu chỉnh cuốn sách Chỉ đi bộ thôi cũng khỏi bệnh, cho biết “Tôi đặc biệt khuyên bạn nên tăng cường các cơ ở phía trước đùi. Bởi vì cơ bắp này đóng vai trò quan trọng trong dáng đi và sự ổn định đầu gối”.

Nếu đi đúng tư thế và có dáng đi phù hợp với mình thì bất cứ ai cũng có thể đi bộ mà không bị đau. Nếu tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn sau khi đi bộ, hoặc cơn đau ở lưng, xương chậu, mắt cá chân của bạn trở nên trầm trọng hơn, thì bạn không nên đi bộ trong tình trạng như vậy. Trong trường hợp này, thay vì đi bộ, bạn nên tìm một bài tập khác phù hợp với bạn, hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và học cách đi bộ đúng cách.

Dùng 'cái này' trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh lâu dài trong hơn hai tháng ở phụ nữ trên 50 tuổi làm suy giảm khả năng nhận thức và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

TIN MỚI NHẤT