Mới 21 tuổi, cô gái đã mắc chứng buồng trứng mỏng, tắc kinh như phụ nữ 50 vì thói quen không ai ngờ

Sống khỏe 18/11/2018 13:10

Tại sao mới chỉ bước sang tuổi 21 nhưng cô gái đã đã xuất hiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, các bác sĩ kiểm tra còn cho biết buồng trứng của cô chẳng khác gì phụ nữ 50 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

1. Cô gái 21 tuổi giật mình khi bác sĩ chẩn đoán buồng trứng "mỏng như tờ giấy"

Lin 21 tuổi đến từ Tung Quốc, gần đây thường xuyên đổ mổ hôi, tâm trạng buồn bã, sau khi đi đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán Lin có các triệu chứng của tuổi mãn kinh. Mọi người nghe thấy ai cũng đều rất ngạc nhiên và lo lắng cho cô gái trẻ.

Sau khi hỏi chi tiết về lịch sử bệnh, Lin tâm sự: "Gần đây mỗi lần đi làm về tôi đều cảm thấy rất mệt mỏi, về đến nhà là nằm trên giường. Mỗi lần nằm trên giường chơi điện thoại tôi lại cảm thấy mệt mỏi của một ngày được giải quyết. Mặc dù ngày hôm sau phải dậy sớm đi làm, tôi lại hối hận vì bản thân thức muộn vào đêm hôm trước, tuy nhiên khi màn đêm buông xuống, tôi lại bắt đầu hăng hái tinh thần với chiếc điện thoại".

Mới 21 tuổi, cô gái đã mắc chứng buồng trứng mỏng, tắc kinh như phụ nữ 50 vì thói quen không ai ngờ - Ảnh 1

Các bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lâm có các triệu chứng của tuổi mãn kinh.

Ngoài ra cô còn cho biết, những hôm công việc bận rộn Lin thường xuyên làm việc đến nửa đêm. Vì không có thời gian nên cô ăn uống qua loa, không đảm bảo, thường xuyên ăn đồ ăn cay, nóng, thức ăn nhanh. Bác sĩ nhận định có thể chính những thói quen tai hại này của cô là một phần nguyên nhân.

Các chuyên gia cho rằng hội chứng suy buồng trứng sớm (Premature Ovarian Failure - POF) là khi hai bên buồng trứng có rất ít nang trứng, các nang trứng còn lại không phát triển mà teo dần, dẫn đến không có sự rụng trứng, do vậy cũng không có kinh nguyệt và không thể có thai tự nhiên.

Do buồng trứng ngừng hoạt động nên các hooc-mon vốn được buồng trứng tiết ra là estrogen và progesterone cũng suy giảm mạnh, khiến bạn dễ mắc các bệnh thường gặp ở phụ nữ mãn kinh như: rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, tóc và da xấu đi, bệnh đường tiết niệu, thay đổi tâm lý, khó ngủ, dễ bốc hỏa, thay đổi vóc dáng...

Thông thường độ tuổi mà buồng trứng có dấu hiệu suy giảm là 45 tuổi. Nếu chức năng buồng trứng bị suy yếu trước 40 tuổi, đó là biểu hiện của suy buồng trứng. Suy buồng trứng sớm tương đương với việc bị mãn kinh sớm.Trong những năm gần đây, suy buồng trứng ngày càng trẻ hóa, khả năng sản xuất trứng của buồng trứng sẽ bị suy yếu, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, loãng xương, trầm cảm và thậm chí vô sinh.

2. Nguyên nhân gây suy buồng trứng

Mới 21 tuổi, cô gái đã mắc chứng buồng trứng mỏng, tắc kinh như phụ nữ 50 vì thói quen không ai ngờ - Ảnh 2

– Nguyên nhân tự phát:

Một số phụ nữ gặp rối loạn trong chu kì kinh nguyệt dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) thì cũng có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng sớm. Khi kinh nguyệt không đều, lượng hormone estrogen trong cơ thể cũng bị thay đổi, dễ dẫn đến rối loạn trao đổi chuyển hóa chất béo và gây ra nguy cơ lão hóa buồng trứng.

- Thức khuya, ăn uống không dảm bảo:

Thức khuya nhiều, ngủ không đủ giấc sẽ làm suy giảm hormone giới tính, đặc biệt là estrogen. Những người có giấc ngủ không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp và giải phóng estrogen, ảnh hưởng đến buồng trứng và thậm chí trở thành một nguy cơ tiềm ẩn của lão hóa sớm.

- Môi trường làm việc căng thẳng:

Nguyên nhân gây ra suy buồng trứng sớm một phần là do môi trường làm việc căng thẳng khiến phụ nữ thường xuyên bị áp lực đè nặng. Hút thuốc, uống rượu, bệnh tuyến giáp, do di truyền, phơi nhiễm bức xạ (hóa trị, xạ trị) và chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng gây ra mãn kinh sớm. Các bác sĩ cho biết: "Cơ thể của người phụ nữ ngày nay đã trải qua quá nhiều thay đổi để thích ứng với môi trường sống hiện đại, đó là lí do họ bị suy buồng trứng ngay trong độ tuổi sinh sản. Lời khuyên đặt ra là bạn nên lên kế hoạch lập gia đình sớm, nếu có bệnh liên quan đến sinh sản thì phải đi khám bác sĩ ngay".

- Nạo phá thai:

Nạo phá thai không những ảnh hưởng đến tử cung mà nó có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng buồng trứng, khiến buồng trứng không thể sản sinh ra các trứng một cách bình thường hoặc có chất lượng. Nếu liên tục nạo phá thai, đặc biệt là phá thai không đảm bảo an toàn thì khả năng viêm nhiễm buồng trứng, cắt bỏ một bên buồng trứng hoàn toàn có thể xảy ra, về lâu dài dễ dẫn đến lão hóa buồng trứng sớm.

- Nhiễm trùng đường sinh sản:

Không giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, có quan hệ không an toàn, lây nhiễm bệnh tình dục, nhiễm virus herpes… đều có thể là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng đường sinh sản. Một khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng đến buồng trứng thì nó sẽ lưng suy giảm khả năng hoạt động của buồng trứng và gây ra lão hóa buồng trứng sớm, cho dù người phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh.

3. Làm thế nào để cải thiện chức năng buồng trứng?

Mới 21 tuổi, cô gái đã mắc chứng buồng trứng mỏng, tắc kinh như phụ nữ 50 vì thói quen không ai ngờ - Ảnh 3

- Massage:

Bạn có thể xoa bóp vị trí của vùng bụng dưới mỗi ngày. Dùng bàn tay của bạn để nhẹ nhàng xoa theo hướng kim đồng hồ ở vùng bụng dưới trong 2 phút trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng rất tốt đối với việc nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.

- Giữ tâm trạng tốt:

Nếu tâm trạng không tốt thường thì dễ ảnh hưởng tới buồng trứng, buồng trứng không có cách nào để tổng hợp hormone, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và gây ra các triệu chứng tuổi mãn kinh. Do đó, để duy trì tâm trạng tốt, bạn có thể thư giãn đúng cách khi gặp stress, áp lực cao.

- Chú ý đến chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ cũng liên quan chặt chẽ đến chức năng buồng trứng, nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo, giàu chất đạm hoặc thức ăn cay, thì rất dễ bị suy giảm buồng trứng. Thông thường, bạn cần phải ăn nhiều trái cây và rau quả để cơ thể được bổ sung đủ vitamin, từ đó cũng giúp cải thiện chức năng buồng trứng.

- Tránh thức khuya:

Những phụ nữ thường thức suốt đêm rất nguy hiểm, đặc biệt là điều này sẽ làm tổn thương buồng trứng, có thể khiến chức năng buồng trứng suy giảm, dẫn đến làn da thô và sạm màu. Giấc ngủ ngon có thể làm cho buồng trứng nghỉ ngơi, đồng thời cải thiện chức năng buồng trứng.

Ở Việt Nam, bệnh suy buồng trứng sớm không phải là hiếm gặp mà ngay cả những cô gái còn trẻ dưới 30 tuổi cũng đã mắc bệnh này. Hiện nay, không có cách nào giúp buồng trứng phục hồi hoạt động bình thường trở lại, mà chỉ có thể điều trị giảm một số triệu chứng do suy giảm hooc-môn nội tiết tố gây ra. Giải pháp thường được các bác sỹ áp dụng nhất là bổ sung estrogen và nhiều hóc-môn khác mà buồng trứng không tạo ra được. Tuy nhiên, việc dùng liệu pháp thay thế hóc-môn dạng thuốc này có những phản ứng phụ nguy hiểm, cần được bác sỹ điều trị kiểm soát chặt chẽ.

Suy buồng trứng sớm tác động xấu đến chị em phụ nữ, gây ra những ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em trong độ tuổi sinh sản. Chị em cần nắm rõ nguyên nhân cũng như các biểu hiện của bệnh để phòng và điều trị sớm, hạn chế tối đa các biến chứng xấu đến sức khỏe.

Tuân thủ 5 thói quen này thường xuyên giúp dân văn phòng thoát khỏi nỗi lo béo bụng ở nơi làm việc

Chỉ cần sửa đổi một số thói quen nhỏ trong ngày cũng giúp dân công sở luôn duy trì được vòng eo thon gọn, cân đối.

TIN MỚI NHẤT