Không khỏi bất ngờ trước những tác dụng của Đậu Bắp cho sức khỏe

Sống khỏe 15/08/2019 21:24

Được ví như “nhân sâm xanh”, tác dụng của quả đậu bắp là một bất ngờ lớn với những ai trước giờ chỉ xem chúng là một loại rau quả.

tac-dung-cua-dau-bap-1
Ảnh minh họa: Internet
Đậu bắp còn được gọi là “Nhân sâm xanh”

Tìm hiểu về cây đậu bắp

Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, okra (Anh), có tên khoa học cũ gọi là Hibicus enculentus L. (Albelmoschus enculentus Wight et Arn) thuộc họ Bông (Malvaceae).

Là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, có khả năng chịu đựng được nóng bức và khô hạn tốt. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung ở các tỉnh phía Nam.

Cây đậu bắp có thể cao tới 2,5m. Lá dài và rộng khoảng 10 - 20cm, xẻ thùy chân vịt với 5 - 7 thùy. Hoa đường kính 4 - 8cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20cm, chứa nhiều hạt, màu xanh tươi, khi càng già nắn quả sẽ càng cứng, chắc tay.

tac-dung-cua-dau-bap-2

Quả đậu bắp

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của quả đậu bắp

Đậu bắp có vị ngọt, tính mát, không độc. Đầu tiên đó là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn của người Việt Nam, và nhất là miền Nam. Quả đậu bắp non làm rau ăn, được chế biến đa dạng như xào, luộc, hấp chấm mắm, nấu canh chua với cá, lươn, đậm vị ngon làm dậy mùi thịt cá. Canh chua cá mà thiếu đậu bắp thì hẳn không còn là món canh chua đậm chất Nam Bộ nữa rồi… Chúng được biến tấu và chế biến đa dạng tạo nên những món ăn hấp dẫn, nhiều chất dinh dưỡng cho đủ mọi lứa tuổi, sở thích hay nhu cầu…

tac-dung-cua-dau-bap-3

Đậu bắp là nguyên liệu không thể thiếu của món canh chua

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, tác dụng của đậu bắp khi ăn thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Hạt đậu bắp già khô có thể ép lấy dầu ăn, bã làm thức ăn gia súc.

Theo nghiên cứu, trong 100g quả đậu bắp có chứa tới 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày); 0,2mg vitamin B1 (10%); vitamin C 21mg (35%); canxi 81mg(l0%); folacin 88mcg (44%); magiê 57mg (16%); thiamin 0,2mg (13%); ngoài ra còn có chứa kali, mangan,  nhiều pectin, chất nhầy và chất xơ…

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn những tác dụng bất ngờ này.

tac-dung-cua-dau-bap-4

Đậu bắp luộc là món dễ chế biến và nhiều tác dụng

Ảnh minh họa: Internet

Đậu bắp có tốt cho bà bầu

Là một loại rau quả có nhiều tác dụng tuyệt vời như thế, nhưng đối với phụ nữ mang thai là những người rất nhạy cảm về dinh dưỡng thì liệu đậu bắp có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời là có. Không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà còn tốt cho cả hình hài bé bỏng ở trong bụng nữa.

tac-dung-cua-dau-bap-5

Đậu bắp có tốt cho bà bầu

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của đậu bắp với bà bầu

Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic. Nguồn dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho người đang mang thai vì acid folic cực kỳ quan trọng trong việc giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Mặt khác trong quá trình mang thai cũng như sau sinh, nhiều bà bầu gặp phải tình trạng bị rụng tóc, da nổi mụn, kém mịn màng, hồng hào, săn chắc… nếu đưa món đậu bắp vào khẩu phần dinh dưỡng sẽ giúp đầy lùi chứng bệnh này. Bởi đậu bắp được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong thân hình “nhỏ con” chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magie.

Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa. Khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có lợi, có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B. Chất xơ có tác dụng hấp thu nước làm thành khối lớn trong phân, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, chất nhầy có tác dụng bôi trơn hệ thống ruột, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu.

Tác dụng của đậu bắp với nam giới

Không phải tự nhiên mà dạo gần đây Đậu bắp được xem là "Viagra" dân dã cải thiện sinh lý cho quý ông. Một nghiên cứu gần đây cho biết đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và các thành phần dinh dưỡng hữu ích, có thể giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng. Điều này đã góp phần cải thiện sinh lý phái mạnh.

Tác dụng của đậu bắp là không thể bàn cãi, các quý ông hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại thực phẩm này mà không lo có bất cứ tác dụng phụ nào.

tac-dung-cua-dau-bap-6

Đậu bắp, Viagra của các quý ông

Ảnh minh họa: Internet

Đậu bắp trị tiểu đường

Tác dụng của đậu bắp trong việc ổn định đường huyết đã được đề cập trong Y học cổ truyền và lưu truyền nhiều trong dân gian. Riêng đối với bệnh nhân đái tháo đường, chất xơ trong đậu bắp có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu sẽ giúp ổn định chỉ số đường huyết,kiểm soát lượng đường trong máu.

 Những người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng đậu bắp trong thực đơn hàng ngày hoặc sử dụng thân hay lá và cả quả đậu bắp để phơi khô và sắc để uống nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Người tiểu đường cũng có thể sử dụng đậu bắp với 1 số thảo dược khác như khổ qua, lá ổi, lá sakê….trong chữa bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên việc sử dụng đậu bắp là để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. Bệnh nhân nên kết hợp hài hòa cùng liệu trình điều trị bác sĩ đưa ra để mang lại kết quả tốt nhất.

Tác dụng của đậu bắp với xương khớp. Đậu bắp chữa bệnh khớp?

tac-dung-cua-dau-bap-7

Đậu bắp có chữa được bệnh khớp

Ảnh minh họa: Internet

Nhờ nguồn vitamin K, canxi và folate dồi dào trong đậu bắp, loại thực phẩm này cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương, tăng mật độ của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Tuy nhiên, đậu bắp chứa solanine có liên quan với đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một tỷ lệ nhỏ người nhạy cảm với thành phần này. Do đó, những người mắc bệnh khớp thường phải tránh ăn đậu bắp. Chính vì vậy đậu bắp giúp điều trị và phòng ngừa loãng xương, mất xương, giúp xương chắc khỏe chứ không có tác dụng chữa bệnh khớp.

Ngoài việc bổ sung ăn uống hỗ trợ sức khỏe xương khớp, bạn còn có thể ngâm đậu bắp để uống cũng khá tốt. Kiên trì sử dụng đều đặn sẽ có kết quả tốt nhất.

Cách làm: Chọn  khoảng 10 trái đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ cuống rồi để ráo nước, sau đó xếp vào hũ thủy tinh. Đổ thêm vào một lượng nước vừa đủ xâm xấp vừa chìm đậu bắp. Ngâm khoảng nửa ngày từ sáng sớm đến tối là bạn có thể sử dụng.

Sau khi ngâm, lượng chất nhầy trong đậu bắp sẽ tiết ra và hòa quyện vào nước. Bạn hãy uống 1 ly nước này vào mỗi tối sau khi ăn cơm. Cứ kiên trì như vậy mỗi ngày, sau khoảng 1 tháng, cử động khớp của bạn sẽ không còn cảm giác đau và cơ xương sẽ chắc khỏe hơn.

tac-dung-cua-dau-bap-8

Ngâm đậu bắp – bài thuốc hữu hiệu tăng sức khỏe xương khớp

Ảnh minh họa: Internet

Ăn đậu bắp nhiều có tốt không

Là loại thực phẩm dễ chế biến, không quá kén khẩu vị, một loại thảo dược chữa bệnh không quá cầu kì, xa lạ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là ăn nhiều đậu bắp liệu có tốt không?

Bất kì thứ gì cần hấp thụ vào cơ thể cũng nên điều tiết ở mức độ phù hợp, vừa phải mới khiến cho cơ thể thoải mái đi kèm hiệu quả dễ nhận biết. Như ta đã biết, do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất.

Những thông tin viết ở trên sẽ khiến cho bạn bất ngờ với những tác dụng của quả đậu bắp, bạn hoàn toàn có thể nâng cao sức khỏe nếu chú trọng thêm đến thực phẩm này trong bữa cơm hàng ngày.

Đừng cắt đậu bắp ngay từ đầu, ăn theo cách này quả sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng

Khi sơ chế đậu bắp, nhiều người thường cắt bỏ đầu quả đậu bắp sát phần thân, hoặc bổ đôi khi luộc tuy nhiên điều này sẽ làm quả bị mất chất dinh dưỡng.

TIN MỚI NHẤT