Gạo lai thịt bò, nghiên cứu đột phá của Hàn Quốc, giúp hạn chế giết mổ động vật

Sống khỏe 19/03/2024 06:56

Tại Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu đã cấy thành công tế bào thịt bò trong hạt gạo. Sản phẩm này được mang tên là gạo thịt bò. 

Jinkee Hong thuộc ĐH Yonsei (Hàn Quốc) đứng đầu về nghiên cứu trên. Nghiên cứu này cũng được xuất bản trên tạp chí Matter trong tháng này. 

Ý nghĩa của nghiên cứu này là mong muốn tạo ra được một nguồn protein bền vững với giá cả vừa phải và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nó có thể thay thế việc giết mổ động vật. 

Giáo sư Hong cho biết, gạo thịt đỏ chính là sản phẩm đầu tiên mà nhóm nghiên cứu của ông muốn thực hiện. Để có thể ra được sản phẩm này, nhóm nghiên cứu phải xử lý hạt gạo bằng enzyme. Từ đó tạo nên môi trường tối ưu để tế bào phát triển. Sau đó người ta sẽ truyền vào hạt gạo tế bào thịt bò đã được nuôi cấy và cho ra sản phẩm cuối cùng. Hình ảnh của sản phẩm sẽ là một hạt gạo màu hồng nhạt. 

Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu này, họ cho biết gạo an toàn hơn so với đậu nành hoặc các loại hạt khác và nó không bị dị ứng với nhiều người. 

Gạo lai thịt bò, nghiên cứu đột phá của Hàn Quốc, giúp hạn chế giết mổ động vật - Ảnh 1
Gạo thịt bò. Ảnh: PLO

Theo thông tin từ báo Pháp Luật TP HCM, khi dùng một số người cho rằng độ ngon của nó không thể bằng so với thịt bò thật. Nhưng một khách ăn từ châu Âu lại nhìn với thái độ tích cực hơn, ông cho rằng đây là hướng đi tuyệt vời. 

Được biết, nhóm của giáo sư Hong không phải là nhóm đầu tiên nuôi cấy gạo thịt trong phòng thí nghiệm. Tại Singapore, người ta đã nuôi cấy thịt gà và lươn cùng đậu nành và đã được bán ra thị trường. 

Dẫn tin từ VTV, để xác định đặc điểm của gạo thịt bò lai, các nhà nghiên cứu đã nấu gạo này và thực hiện nhiều phân tích khác nhau trong ngành thực phẩm, bao gồm giá trị dinh dưỡng, mùi và kết cấu. Các phát hiện cho thấy lúa lai chứa nhiều protein hơn 8% và chất béo cao hơn 7% so với gạo thông thường. So với kết cấu dẻo và mềm điển hình của gạo thông thường, gạo lai được nhận định là có kết cấu chắc hơn. Loại protein này đặc biệt có 18% nguồn gốc từ động vật, nghĩa là giàu axit amin thiết yếu. 

Không ăn tiết canh vẫn nhiễm liên cầu lợn do sai lầm dễ gặp

Chỉ tham gia giết mổ lợn và không ăn tiết canh nhưng một người đàn ông ở Sơn La vẫn bị nhiễm liên cầu lợn nguy kịch. Bác sĩ chỉ ra sai lầm của bệnh nhân nhiều người hay làm.

TIN MỚI NHẤT