Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Sống khỏe 02/10/2021 08:41

Khoảng 5 – 6% dân số Việt bị viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là tình trạng dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua.

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy, trong đó:

Yếu tố bảo vệ gồm: HCO3, chất nhầy và hàng rào niêm mạc dạ dày.

Yếu tố phá hủy gồm: acid tiêu hóa pepsin, HCl

Sự mất cân bằng giữa các hai yếu tố bảo vệ và phá hủy do 2 nguyên nhân chủ yếu: Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs).

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? - Ảnh 1
Ảnh minh họa

 

Căng thẳng quá độ

Căng thẳng là trạng thái tâm lý tiêu cực có hại cho sức khỏe. Khi nào bộ rơi vào trạng thái stress, áp lực kéo dài, hệ thống thần kinh lúc này truyền tín hiệu tới dạ dày, kích thích quá trình sản xuất pepsin và axit hydrochloric khiến cho huyết quản, môn vị dạ dày co thắt, tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc.

Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? - Ảnh 2
Ảnh minh họa

 

Đồ uống có cồn như rượu, bia… là tác nhân gây bệnh dạ dày và một số bệnh lý nguy hiểm khác. Chất ethanol có trong rượu không chỉ gây hại trực tiếp cho thực quản mà còn ăn mòn niêm mạc dạ dày, kích thích tăng tiết dịch vị. Quá trình tiêu hóa không sử dụng hết sẽ làm dịch vị axit ứ đọng lại và gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Không duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ổn định sẽ làm tăng nguyên nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng ngày nay rất nhiều bạn trẻ lại có thói quen không tốt này. Theo các chuyên gia tiêu hóa, những trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xuất phát từ chế độ ăn uống phản khoa học:

- Bỏ bữa, ăn không đúng giờ

- Để bụng quá đói hoặc quá no

- Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn

- Sử dụng nhiều thực phẩm đường phố, thức ăn nhanh

- Dung nạp nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,…

Di truyền

Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học, người thuộc nhóm máu O và có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người bình thường.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị dứt điểm dễ dàng, tuy nhiên nếu để kéo dài bệnh dễ chuyển sang mạn tính khó điều trị và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số biến chứng có thể gặp gồm:

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? - Ảnh 3
Ảnh minh họa

 

Xuất huyết dạ dày

Đây là biến chứng hay gặp nhất ở bệnh viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do các vết loét ăn sâu vào mạch máu ở dạ dày gây xuất huyết, có 2 trường hợp xuất huyết dạ dày:

Xuất huyết chậm và kéo dài dẫn đến thiếu máu, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở, da dẻ xanh xao, nhịp tim nhanh.

Xuất huyết nhanh là trường hợp nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân do đó cần được phát hiện kịp thời. Biểu hiện gồm nôn ra máu, đi ngoài phân có màu đen dính.

Khi xuất huyết dạ dày, nội soi là phương pháp cần thiết để xác định nguyên nhân cũng như vị trí xuất huyết, thông thường có thể điều trị qua ống nội soi. Ngoài ra để giảm lượng acid xung quanh vị trí chảy máu, giúp cầm máu, bác sĩ sẽ tiêm thuốc ức chế bơm proton PPI xung quanh vị trí chảy máu.

Trong trường hợp xuất huyết nhanh, máu chảy ồ ạt, bệnh nhân sẽ được truyền máu bù lượng máu đã mất.

Thủng dạ dày

Thủng xảy ra khi vết loét ăn xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột vào khoang bụng. Đây là biến chứng hiếm gặp hơn so với xuất huyết, theo thống kê thì cứ 350 bệnh nhân viêm loét dạ dày thì có 1 trường hợp thủng dạ dày

Từ vết thủng, dịch tiêu hóa cùng với thức ăn và vi khuẩn thoát ra tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng phúc mạc, khi viêm phúc mạc vi khuẩn nhanh chóng lan vào máu trước khi đến các cơ quan khác gây nhiễm trùng máu, điều này có thể dẫn đến suy đa tạng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng phổ biến của là cơn đau đột ngột, dữ dội, đau như dao đâm, ngoài ra một số trường hợp còn có biểu hiện shock: mặt tái nhợt, vã mồ hôi, thở dốc, nhịp tim nhanh.

Tắc nghẽn dạ dày

Nguyên nhân là do vết loét dạ dày viêm lên hoặc sẹo để lại sau tổn thương cản trở sự vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.

Triệu chứng bao gồm:

Nôn mửa nhiều lần, trong dịch nôn có chứa thức ăn không tiêu

Chướng bụng, đầy hơi dai dẳng

Ăn ít nhưng cảm giác rất no

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Để xác định nguyên nhân tắc nghẽn do viêm hay sẹo và vị trí tắc nghẽn bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Trong trường hợp tắc nghẽn do viêm có thể sử dụng thuốc giảm acid – chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton PPI để giảm tắc nghẽn. Nếu tắc nghẽn do sẹo có cần phải phẫu thuật để điều trị, tùy mức độ nghiêm trọng của sẹo mà phương pháp áp dụng khác nhau.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày phát sinh khi các tế bào ở niêm mạc dày mất đi cấu trúc bình thường (phân chia nhân quái, nhân chia, kích thước lớn), bắt đầu tăng sinh không kiểm soát, xâm lấn sang vùng lành và các hạch bạch huyết.

Phụ nữ có 2 quả thận khỏe mạnh, 3 vị trí này trên cơ thể luôn ấm, bất kể thời tiết nóng lạnh như thế nào

Chỉ cần nhìn vào 3 vị trí này trên cơ thể bằng mắt thường, bạn hoàn toàn có thể phỏng đoán được tình trạng 2 quả thận của mình có khỏe mạnh hay không.

TIN MỚI NHẤT