Triệu chứng tiểu đường thai kỳ là gì và cách điều trị?

Nuôi dạy con 01/03/2020 09:47

Các chị em cần nắm được các triệu chứng tiểu đường thai kỳ để có thể điều trị kịp thời cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các chị em mang bầu. Tiểu đường thai kỳ có 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, có thể gây nên biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Do đó, các mẹ bầu nên tìm hiểu về các triệu chứng tiểu đường thai kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời để an toàn cho cả mẹ và bé. 

Trieu chung tieu duong thai ky 1
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ là gì và cách điều trị? - Ảnh minh họa: Internet

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường trong thai kỳ. Đây là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường, thai nhi từ 24-28 tuần. Do đó, các mẹ bầu cần thường xuyên khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ đa phần không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp một số biểu hiện dưới đây thì có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Thường cảm giác khát nước mặc dù đã uống đủ nước, tiểu nhiều
  • Vùng kín bị ngứa ngáy do nấm và khó chịu
  • Các vết thương, trầy xước lâu lành
  • Sụt cân bất thường không rõ lý do
  • Mệt mỏi và luôn cảm thấy kiệt sức
  • Nước tiểu có kiến bâu
Trieu chung tieu duong thai ky 2
Thường xuyên mệt mỏi là triệu chứng tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Tụy có vai trò sản xuất insulin giúp điều hòa lượng đường có trong màu. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường bị thay đổi hormone dẫn đến quá trình sản xuất insulin cũng bị rối loạn. Do đó, tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp đôi. 

Khi tụy không sản xuất đủ insulin cần thiết cho cơ thể thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao, gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu lớn tuổi (trên 35), thừa cân hay béo phì, gia đình có tiền sử đái tháo đường là những nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Người bị tiểu đường thai kỳ nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để giảm lượng đường đi vào cơ thể, giữ mức đường huyết ổn định và an toàn.

  • Ăn sáng đủ bữa và đủ chất, có thể sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, 1 hộp sữa chua và 1 quả trứng luộc.
Trieu chung tieu duong thai ky 3
Ngũ cốc nguyên hạt nên có trong bữa sáng của bà bầu tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
  • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, từ 6-8 ly
  • Cắt giảm tinh bột trong khẩu phần ăn bởi chúng chứa nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu.
  • Ăn nhiều rau củ, đặc biệt là rau diếp, cần tây, rau cải, súp lơ xanh hay cà rốt...
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng, đậu hoặc các chế phẩm từ sữa.
  • Tăng cường các thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây...

Người bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều thành phần carbohydrate như bánh mì, cơm trắng, nước ngọt, kẹo...
Trieu chung tieu duong thai ky 4
Người bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn nhiều cơm - Ảnh minh họa: Internet
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, xúc xích hoặc thịt xông khói, thay vào đó là dầu ô liu, dầu từ các loại hạt...

Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu mẹ bầu được chẩn đoán là bị tiểu đường thai kỳ, dưới đây là những phương pháp cần áp dụng để quá trình điều trị có hiệu quả hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

70-85% người bị tiểu đường thai kỳ có thể tự điều chỉnh đường huyết quay trở lại mức bình thường bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng mà không cần đến thuốc. Một chế độ cắt giảm tối đa các thực phẩm nhiều tinh bột, carbohydrate và chất ngọt, thay vào đó là rau xanh, trái cây, dầu thực vật... sẽ vô cùng tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ.

Trieu chung tieu duong thai ky 5
Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau củ, trái cây - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ tập luyện

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể sử dụng glucose mà không cần nhiều insulin. Điều này sẽ giúp chống lại tình trạng kháng insulin mà phụ nữ tiểu đường thai kỳ hay gặp phải.

Glucose trong máu thường tăng lên sau khi ăn. Do đó, sau khi ăn cơm xong khoảng 1 giờ, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 20 phút. Hoặc tập các bài tập thân trên như hít thở cũng rất tốt. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về các bài tập dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Dùng thuốc

Nếu áp dụng chế độ ăn uống khoa học và các bài tập phù hợp cho người bị mắc tiểu đường thai kỳ mà mức đường huyết vẫn không được kiểm soát thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc.

Trieu chung tieu duong thai ky 6
Thuốc insulin cho người tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Tại Việt Nam, insulin là loại thuốc duy nhất mà Bộ y tế cho phép người mắc tiểu đường thai kỳ sử dụng vì một số loại thuốc khác chưa được chứng minh sự an toàn cho mẹ và thai nhi. 

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Đến nay, nguyên nhân chính gây nên tiểu đường thai kỳ vẫn chưa thực sự được tìm ra. Tăng cân nhiều, hormone thay đổi do mang thai cũng có liên quan đến căn bệnh này. Bởi vậy, để hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện đồng thời chuẩn bị kiến thức trước khi mang thai.

Chế độ tập luyện

Khi mang bầu, mẹ bầu không nên ngồi một chỗ vì sợ vận động ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi... giúp kiểm soát đường huyết trong máu, khí huyết lưu thông và giúp thai nhi phát triển tốt ngay trong bụng mẹ.

Chế độ ăn uống

  • Mỗi ngày nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, thường là 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Cố định thời gian ăn và khối lượng vừa đủ.
  • Kiểm tra khẩu phần ăn, lượng calo có trong đó.
  • Đảm bảo tổng hàm lượng carbohydrate có trong phần ăn tối đa không quá 62g.

Qua đây, các mẹ đã biết được triệu chứng tiểu đường thai kỳ và cách điều trị cũng như phòng tránh rồi chứ. Hãy thường xuyên khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng đái tháo đường và điều trị tốt nhất.

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối hay không?

Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối hay không? Có ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn chuối vì chuối có chứa nhiều vitamin. Vậy điều đó có đúng không?

TIN MỚI NHẤT