Trẻ ngủ hay giật mình có sao không? Cách khắc phục là gì?

Nuôi dạy con 05/03/2020 06:00

Trẻ ngủ hay giật mình, không sâu giấc khiến ba mẹ lo lắng có phải con yêu đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, làm cách nào để bé ngủ không giật mình?

Nội dung bài viết

Trẻ ngủ hay giật mình và không sâu giấc là hiện tượng thường gặp ở các bé sơ sinh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân chính là gì và làm cách nào để bé ngủ không giật mình? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Tre ngu hay giat minh 1
Trẻ ngủ hay giật mình là một hiện tượng thường gặp - Ảnh minh hoạt: Internet

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình

Trẻ sơ sinh hay bị giật mình lúc ngủ khiến con ngủ không được sâu giấc, hay tỉnh và quấy khóc khiến ba mẹ cực kỳ lo lắng và mệt mỏi. Vậy, nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này? 

Nguyên nhân sinh lý và môi trường tự nhiên

  • Do phản xạ tự nhiên: Trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt là một trong những phản xạ tự nhiên rất hay gặp ở các bé sơ sinh. 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, quá quen thuộc với không gian chật hẹp, nay chuyển ra môi trường khác nên bé chưa kịp thích nghi được. Chính vì thế, nhiều lúc bé tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân. Đó là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh và sẽ biến mất khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi.
Tre ngu hay giat minh 2
Bé hay vặn mình dẫn đến giật mình - Ảnh minh hoạt: Internet
  • Bất an từ trong giấc mơ: Trẻ ngủ hay giật mình có thể là do tâm lý bất an, lo lắng hoặc mơ những giấc mơ kỳ lạ và cảm thấy không an toàn. 
  • Tiếng ồn xung quanh: Giác quan của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm. Chính vì thế, những tiếng ồn nhỏ như mở cửa, đồ vật rơi,... cũng rất dễ khiến cho bé giật mình tỉnh giấc, ngủ không ngon. 
Tre ngu hay giat minh 3
Có thể do tiếng ồn xung quanh - Ảnh minh hoạt: Internet

Nguyên nhân về bệnh lý

Trẻ ngủ hay giật mình tỉnh giấc cũng có thể do những nguyên nhân về bệnh lý, cụ thể:

  • Thiếu canxi: Xét về bệnh lý thì thiếu canxi chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình, ngủ không sâu giấc. Cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến còi xương. Khi ngủ bé hay rướn người lên và đó chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng bé ngủ hay giật mình không sâu giấc.
  • Sự tổn thương ở hệ thần kinh trung ương: Bên cạnh các vấn đề về thiếu canxi thì hiện tượng bé con ngủ hay giật mình có thể xuất phát từ những tổn thương về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh,....
  • Trào ngược dạ dày: Vì dạ dày khó chịu khiến cơ thể bé không ổn định. Do đó, trào ngược dạ dày cũng chính là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng bé giật mình khi ngủ. 
Tre ngu hay giat minh 4
Trẻ ngủ hay giật mình cũng có thể do một số nguyên nhân về bệnh lý - Ảnh minh hoạt: Internet

Làm cách nào để bé ngủ không giật mình?

Trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt, ngủ không sâu giấc khiến con hay cáu gắt, khó tính. Chính vì thế, ba mẹ phải tìm cách khắc phục. Dưới đây là một số cách trị giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh ba mẹ có thể tham khảo:

  • Sử dụng phương pháp quấn kén hoặc quấn chăn thật chặt cho bé. Như đã nói ở trên, sự thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra với thế giới bên ngoài khiến bé chưa kịp thích nghi. Chính vì thế, mẹ có thể sử dụng quấn chũn và ôm bé vào lòng thật chặt, vỗ nhẹ, hát ru nhẹ nhàng cho con từ từ chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Cung cấp vitamin D và canxi cho bé bằng cách cho con phơi nắng thường xuyên. Lưu ý chỉ cho bé phơi nắng vào thời điểm từ 6h sáng cho đến 8 rưỡi sáng. Nếu không có điều kiện phơi nắng cho bé thì phải đến các trung tâm y tế để bổ sung vitamin D cho con thường xuyên.
Tre ngu hay giat minh 5
Cho bé phơi nắng để cung cấp vitamin D - Ảnh minh hoạt: Internet
  • Đảm bảo không gian luôn sạch sẽ gọn gàng, đặc biệt là quần áo của con mặc, chăn ga gối đệm để bé luôn thoải mái, không bị ngứa ngáy khó chịu khi ngủ.
  • Để ý kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé, không để tã bỉm quá nặng và ẩm ướt sẽ khiến cho con dễ giật mình tỉnh giấc.
  • Cho bé bú vừa đủ, không cho bú quá no hoặc quá ít.
  • Không nên bồng bế nhiều, tốt nhất là tập cho con thói quen nằm ngủ. Thói quen ẵm con quá lâu quá nhiều cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc khi ngủ con hay giật mình tỉnh giấc. 
Tre ngu hay giat minh 6
Cho bé nằm sát người mẹ và vỗ nhẹ - Ảnh minh hoạt: Internet
  • Nằm xuống giường vỗ về khi con giật mình. Hãy để bé bên cạnh bạn, vỗ nhẹ nhàng, hơi ấm của mẹ khiến bé luôn cảm thấy an toàn và được che chở. Điều này hạn chế tối đa hiện tượng giật mình ở trẻ sơ sinh.

Trên đây là một số kiến thức về hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình, nguyên nhân cũng như một số cách khắc phục. Mẹ hãy để ý cơ thể của con nhiều hơn, đảm bảo giấc ngủ sâu, đúng giấc để con chơi ngoan, ăn ngoan hơn. 

Bật mí cách giải quyết tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình

Trẻ 4 tuổi ngủ hay giật mình nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

TIN MỚI NHẤT