Nguyên nhân đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Nuôi dạy con 16/03/2020 17:50

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là một trong những dấu hiệu thường gặp ở các mẹ bầu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết sau!

Nội dung bài viết

Người mẹ phải mang nặng 9 tháng 10 ngày mới sinh con ra. Đó là một hành trình vất vả nhưng đầy cao cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng được trải qua thai kỳ khỏe mạnh và dễ chịu. Một số mẹ gặp phải tình trạng đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối mà không hiểu nguyên nhân vì sao và làm thế nào để khắc phục.

Dau buot cua minh khi mang thai thang cuoi 1
Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối khiến mẹ mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Triệu chứng đau buốt cửa mình khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, nhất là tháng cuối. Nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm:

Cân nặng của bé yêu tăng vọt

Tháng cuối là giai đoạn em bé sắp chào đời, các bộ phận đã được phát triển đầy đủ, kể cả cân nặng. Khi bào thai ngày một lớn lên, kích thước tử cung người mẹ cũng giãn theo và mở rộng ra. Điều này gây chèn ép lên vùng xương chậu làm cho mẹ bầu bị đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối.

Dau buot cua minh khi mang thai thang cuoi 2
Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối là do cân nặng của bé yêu tặng vọt - Ảnh minh họa: Internet

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, em bé sẽ nặng từ 2,5 đến 3,5 kg, cộng thêm túi nhau thai cùng với nước ối tạo áp lực đè lên vùng khung xương chậu của mẹ bầu. Điều này khiến cho mẹ bầu khó khăn trong đi lại và sinh hoạt đồng thời cửa mình bị đau buốt.

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch

Đây là lý do khiến cửa mình đau buốt bởi lúc này, da sẽ xuất hiện những vết tím giãn tĩnh mạch ở âm hộ, âm đạo, trực tràng hoặc xung quanh tử cung và buồng trứng.

Bên cạnh đó, hiện tượng giãn tĩnh mạch cũng khiến mẹ cảm thấy nặng nề ở vùng khung xương chậu, đau tức âm đạo và mệt mỏi trong những tháng cuối thai kỳ.

Hormone relaxin

Để thích nghi với quá trình phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin giúp các cơ vùng chậu giãn nở theo. Điều này tạo nên áp lực dồn lên vùng chậu dẫn đến tình trạng đau lưng, đau nhức mình mẩy, chuột rút, thậm chí đau vùng kín.

Dau buot cua minh khi mang thai thang cuoi 3
Hormone relaxin có thể là nguyên nhân gây đau cửa mình tháng cuối thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều chị em cũng thắc mắc là dấu hiệu đau buốt cửa mình có phải sắp sinh không? Câu trả lời là qua những nguyên nhân được trình bày trên đây, chắc chắn đau buốt cửa mình không hẳn là dấu hiệu sắp sinh. Đơn giản đó là sự thay đổi cơ thể người mẹ để thích nghi với sự lớn lên của em bé trong tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5

Những người thấy đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6, đau xương chậu trong suốt thời gian mang thai rất có thể là do cơ thể người mẹ chưa thích nghi được với sự thay đổi của hormone. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến mẹ bị đau cửa mình tháng thứ 5 có thể là do áp lực lên vùng xương chậu từ việc thai nhi phát triển quá nhanh. Từ đó, dây chằng cũng như vùng cơ bắp bị căng khiến mẹ bị đau buốt cửa mình.

Dau buot cua minh khi mang thai thang cuoi 4
Cơ thể người mẹ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi hormone khiến cửa mình bị đau ở tháng thứ 5 - Ảnh minh họa: Internet

Thai thúc xuống cửa mình tháng cuối có sao không?

Thai nhi thúc xuống cửa mình khiến mẹ đau buốt là một hiện tượng khá bình thường. Nguyên nhân là do trong thời điểm này, em bé trong bụng đã lớn, tử cung giãn rộng theo đó gây chèn ép lên vùng chậu. Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu tháng cuối cũng tiết ra hormone relaxin làm giãn nở vùng chậu để phù hợp với bé yêu.

Mẹ bầu có thể bị em bé đạp mạnh thường xuyên và cảm thấy đau nhói, buốt hoặc đau dữ dội. Ngoài ra, mẹ có thể bị đau lưng, nhức người, đau vùng kín,...

Dau buot cua minh khi mang thai thang cuoi 5
Thai thúc xuống cửa mình khiến mẹ bị đau - Ảnh minh họa: Internet

Biện pháp khắc phục chứng đau cửa mình khi mang thai tháng cuối

Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ giảm cảm giác đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối và không còn mệt mỏi.

  • Thường xuyên đi lại cũng như vận động nhẹ nhàng. Việc nằm một chỗ chỉ khiến cho các cơ quan bị ì ạch và cơn đau cửa mình ở tháng cuối ngày một tăng. Bên cạnh đó, mẹ có thể tập yoga giúp gân cốt thư giãn đồng thời giúp vùng chậu đỡ áp lực, từ đó giảm đau cửa mình.
  • Khi đi ngủ hoặc nằm nghỉ, mẹ nên nằm nghiêng bên trái. Điều này giúp vùng chậu đỡ áp lực. Mẹ bầu có thể dùng gối để kê cao chân lên hoặc gác chân ngang gối để máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đau cửa mình.
Dau buot cua minh khi mang thai thang cuoi 6
Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực cho vùng chậu - Ảnh minh họa: Internet
  • Mẹ bầu nên thường xuyên vệ sinh cá nhân và tắm gội bằng nước ấm. Kết hợp mát xa vùng xương chậu sẽ giúp mẹ dễ chịu và tình trạng đau cửa mình tháng cuối cũng đỡ hơn nhiều.
  • Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bà bầu biết thêm nhiều cách làm giảm cơn đau. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị thật tốt cho công cuộc vượt cạn.

Bà bầu bị đau hông phải nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông phải là gì? Đau hông khi mang thai 3 tháng đầu và đau hông khi mang thai tháng cuối có cùng nguyên nhân hay không?

TIN MỚI NHẤT