Mụn nước ở chân trẻ em và hướng xử lý tốt nhất cho bố mẹ

Nuôi dạy con 06/05/2020 15:53

Mụn nước ở chân trẻ em đến từ nhiều lý do khác nhau khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Vậy chăm sóc trẻ bị như thế nào là tốt nhất? Các mẹ có thể tìm hiểu ở đây nhé!

Mụn nước ở chân trẻ em có thể khác nhau về kích thước và do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà cũng như nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp ích cho các gia đình có hướng trị đúng cho bé.

mun nuoc o chan tre em
Nguyên nhân bị mụn nước ở chân trẻ em
  1. Nguyên nhân mọc mụn nước ở chân trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn nước ở lòng bàn chân trẻ nhỏ, có thể là đến từ bệnh tay chân miệng, bệnh chàm hay côn trùng cắn như kiến ba khoang, kiến lửa, ong đốt…

Trường hợp trẻ bị tay chân miệng sẽ xuất hiện mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay và kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ, có vết loét ở vùng miệng. Để dễ phân biệt với các nguyên nhân khác, bố mẹ chú ý trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân không có hiện tượng gây ngứa mà chỉ lan rộng khi mụn nước bị vỡ.

Trường hợp trẻ chỉ có mụn nước ở một bên chân và nốt mụn to hơn hạt đậu giống vết bỏng thì khả năng cao nguyên nhân đến từ các loại nọc độc của vết côn trùng cắn như kiến lửa, kiến ba khoang, ong đốt.

Ngoài ra, bé bị nổi mụn nước còn có nguyên nhân từ bệnh thuỷ đậu, dấu hiệu phân biệt với côn trùng cắn và bệnh tay chân miệng là các nốt mụn nước được phân bố rải toàn thân, tập trung nhiều ở vùng ngực, bụng và thưa dần ở lòng bàn chân hoặc có thể không có mụn nước ở tay và chân.

  1. Dấu hiệu trẻ bị mụn nước ở chân

    mun nuoc o chan tre em
    Dấu hiệu trẻ bị mụn nước ở chân

Nổi mụn nước ở chân khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trẻ thường có các nốt mụn nước ở mặt, mông, tay, chân và toàn thân. Các nốt mụn nước có thể nhỏ, mọc từng cụm hoặc riêng rẽ, bên trong mụn có chất lỏng trong suốt màu vàng nhạt, khi triệu chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện mủ và máu.

Mẹ quan sát sẽ thấy vùng da xung quanh mụn nước thường ửng đỏ hoặc nóng rát, khi các nốt mụn trên da bị vỡ sẽ khô dần, sau đó đóng vảy và bung ra. Bố mẹ nên can thiệp kịp thời trước khi tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Có thể chia ra theo từng nguyên nhân để nhận biết dấu hiệu đúng và điều trị đúng cách cho bé.

Tay chân miệng

mun nuoc o chan tre em
Dấu hiệu mụn nước ở chân trẻ em do bệnh tay chân miệng

Trường hợp mụn nước ở chân trẻ em do bệnh tay chân miệng có thể do bị bị lây từ người bệnh qua đường tiêu hoá, nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng từ trẻ khác. Trẻ có dấu hiệu phát ban, xuất hiện lần lượt các đốt mụn nước ở tay, chân, miệng, mông và toàn thân, không gây ngứa và sau khi vỡ ra sẽ biến mất.

Trẻ còn kèm theo các dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy. Bệnh tay chân miệng khá nguy hiểm nên bố mẹ cần hỗ trợ kịp thời để tránh nhiễm trùng nặng bằng các hướng dẫn của bác sĩ như uống thuốc giảm sốt, giảm đau, cách ly trẻ với môi trường bên ngoài, vệ sinh môi trường sống của bé sạch sẽ.

Thuỷ đậu (trái rạ)

Thuỷ đậu hay còn gọi là trái rạ cũng là một nguyên nhân gây ra mụn nước ở trẻ em đã được đề cập ở trên. Bệnh này ở ngoài da và lành tính nhưng lại dễ bị truyền nhiễm, con đường lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp.

Bố mẹ quan sát sẽ thấy bé có triệu chứng đau đầu, khó chịu, sốt kéo dài, buồn nôn và các nốt mụn nước nổi khắp tay, chân, lưng, mặt và toàn thân. Bệnh thường ủ trong 10 -1 4 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phát bệnh đột ngột, không có biến chứng.

Đối với trường hợp bé bị bệnh thuỷ đậu thì bố mẹ nên chăm sóc kỹ, bôi thuốc nhiễm trùng để không có sẹo sau này, đồng thời cho trẻ uống vitamin C, chấm dung dịch xanh metylen vào mụn nước để chống nhiễm trùng nặng hơn. 

Chốc lở

mun nuoc o chan tre em
Chốc lở hoặc chàm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nổi mụn nước ở chân trẻ em

Trường hợp bé bị bệnh chốc lở cũng tương tự như chàm, bé cũng mọc mụn nước ở chân và ngứa, có nước vàng bên trong mụn, gây đau nhức và tình trạng nặng hơn có thể sưng hạch bạch tuyết gần vị trí bị nhiễm trùng. Vì thế, mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị mụn và chống nhiễm khuẩn cho bé.

Viêm da cơ địa

Khi mụn nước ở chân trẻ em do bị viêm da cơ địa, dị ứng do thời tiết, phấn hoa hoặc một thành phần có trong nguồn sữa mẹ, thức ăn dặm của bé thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường dinh dưỡng cho bé, dùng thuốc kháng histamine giảm ngứa và thuốc bôi da chống nhiễm trùng.

Côn trùng cắn

Da bé khá mẫn cảm nên chỉ có một vết côn trùng cắn ở chân cũng gây sưng tấy, nổi mụn nước, bóng nước. Trường hợp này các nốt mụn sẽ biến mất nhanh chóng, mẹ chỉ cần bôi thuốc trị côn trùng chuyên dụng cho trẻ nhỏ và thuốc giảm ngứa cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Đối với một số cơ địa, bé có thể bị phản ứng với nọc độc từ vết côn trùng như nôn mửa, co giật, hãy đưa bé đi cấp cứu ngay khi thấy dấu hiệu trên.

  1. Bố mẹ hỗ trợ chăm sóc trẻ nổi mụn nước tại nhà như thế nào?

    mun nuoc o chan tre em
    Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc điều trị bé bị nổi mụn nước tại nhà đúng cách

Bố mẹ cần nắm rõ các kiến thức phân biệt nguyên nhân gây mụn nước ở trẻ để xác định đúng bệnh, sau đó tìm đến bác sĩ để được tư vấn và có hướng xử lý đúng, không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng hoặc giảm ngứa, giảm viêm mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bố mẹ không cẩn thận, bé sẽ dễ bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, gây nguy hiểm cho bé. Trường hợp bé có các biểu hiện kèm theo như buồn nôn, co giật thì lập tức đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Chẳng hạn như trường hợp bé bị tay chân miệng, nếu bố mẹ chủ quan cho là côn trùng cắn và chậm trễ trong việc điều trị thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, suy hô hấp cấp, biến chứng não…

Khi xác định rõ bé chỉ bị nổi mụn nước do vết côn trùng thì bố mẹ chỉ cần vệ sinh vùng da quanh vết côn trùng, dùng nước muối sinh lý hoặc nước chuyên dụng chống nhiễm trùng cho trẻ em vì làn da bé rất mẫn cảm với thuốc để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tiếp đó, hãy bôi cho bé thuốc ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.

Dù ở nguyên nhân nào đi nữa, sự quan sát tỉ mỉ của bố mẹ rất quan trọng để kịp thời phát hiện ra tình trạng và các dấu hiệu, triệu chứng ở trẻ để can thiệp đúng hướng.

Lưu ý, làn da của trẻ rất nhạy cảm, bố mẹ không tự ý dùng các mẹo dân gian hoặc thuốc dân gian bởi các lá thuốc không đảm bảo có hoá chất từ thuốc trừ sâu, phun thuốc dưỡng cây, lá, sẽ gây hại cho làn da của bé, khiến nốt mụn diễn biến xấu hơn, gây nhiễm trùng. Khi bố mẹ muốn áp dụng bất cứ biện pháp nào là đông y hay tây y, cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm được hướng điều trị đúng và an toàn nhất cho bé.

mun nuoc o chan tre em
Chăm sóc đúng cách và xử lý kịp thời để không bị nhiễm trùng nặng hơn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy thường xuyên khử trùng đồ chơi và các vật dụng xung quanh bé để tránh côn trùng xâm nhập và nhiễm khuẩn, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các bé đang nhiễm bệnh và vệ sinh môi trường sống xung quanh bé sạch sẽ, giữ ấm cơ thể bé khi thời tiết chuyển mùa…

Hy vọng rằng các nội dung chúng tôi truyền tải về mụn nước ở chân trẻ em trong bài viết này sẽ giúp các bậc làm bố mẹ giảm bớt nỗi lo âu, hoang mang khi bé xuất hiện các triệu chứng lạ trên da.

Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng giúp con yêu dễ chịu nhất

Nỗi xót xa của cha mẹ nhìn thấy con yêu khóc thét khi mũi tiêm đầu tiên chạm vào làn da mỏng manh của bé ai cũng thấu. Vì lẽ thế chúng tôi mong muốn chia sẻ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng giúp xoa dịu phần nào áp lực của người làm mẹ.

TIN MỚI NHẤT