Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng giúp con yêu dễ chịu nhất

Nuôi dạy con 18/02/2020 16:52

Nỗi xót xa của cha mẹ nhìn thấy con yêu khóc thét khi mũi tiêm đầu tiên chạm vào làn da mỏng manh của bé ai cũng thấu. Vì lẽ thế chúng tôi mong muốn chia sẻ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng giúp xoa dịu phần nào áp lực của người làm mẹ.

Bất cứ trẻ em nào cũng phải tiêm khoảng 20 lần trong suốt giai đoạn tiêm chủng từ khi mới sinh đến 2 tuổi. Các vacxin gây phản ứng lên làn da non nớt của bé khiến bé đau khi tiêm và sau khi tiêm thì bị hành sốt. Chia sẻ về cách giảm đau khi tiêm bắp tay và cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng sẽ giúp mẹ giảm bớt phần nào nỗi lo lắng.

cach giam dau cho tre sau khi tiem phong
Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng
  1. Cách làm giảm đau khi tiêm bắp tay

Các vết tiêm cho trẻ sơ sinh có thể được thực hiện ở bắp tay, bắp đùi hoặc mông, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi, vị trí thích hợp nhất được xác định là tại bắp đùi vì vị trí này có rất nhiều mô và không có dây thần kinh chính nào đi qua. Nhưng phản ứng khóc quấy và sưng viêm do tiêm khiến các mẹ căng thẳng thì phải làm sao để giúp con yêu vượt qua nhẹ nhàng nhất? Theo dõi các hướng dẫn cách giảm đau khi tiêm bắp tay bé ngay khi tiêm phòng ngay sau đây để áp dụng cho bé bớt đau nhé!

Đầu tiên là cách bế trẻ. Điều này sẽ hỗ trợ phần nào trong xoa dịu cảm giác đau đớn của bé khi tiêm. Mẹ nên bế trẻ hoặc ôm trẻ ở tư thế đứng một cách dịu dàng hoặc vừa bế vừa cho bé bú ngay khi vừa tiêm xong, khi bú bé sẽ bị phân tán và sẽ ít khóc hơn so với các bé không bú. Tuy nhiên không nên cho trẻ bú trước khi tiêm vì có khả năng trẻ sẽ bị nôn trớ khi đang tiêm phòng.

Sử dụng đường pha vào nước cho bé bú trước khi tiêm hoặc cho núm vú giả vào nước đường cho trẻ ngậm cũng là một giải pháp giúp bé giảm cảm giác khi vacxin chạy vào cơ thể. Thông thường các bố mẹ hay chọn giải pháp phân tán sự chú ý của trẻ sơ sinh ngay khi tiêm bằng cách mang theo các đồ chơi gây sự chú ý của bé bằng âm thanh để bé quên đi cảm giác đau nhói khi tiêm chủng.

cach giam dau cho tre sau khi tiem phong
Mẹ nói chuyện cùng bé để quên đi cảm giác khi tiêm phòng

Riêng đối với trẻ lớn hơn dưới 2 tuổi thì mẹ thường chọn giải pháp nói chuyện với bé bằng những việc xung quanh để đánh lừa bé không cảnh giác với mũi tiêm. Một số bác sĩ nước ngoài rất khéo léo dùng kim tiêm tạo thành món đồ chơi cho bé bằng cách di chuyển kim tiêm trên bụng, tay chọc bé cười để bé thích thú và không cảnh giác với kim tiêm rồi bất ngờ tiêm khi bé đang vui vẻ không hay biết gì.

Một cách khác rất nhiều bố mẹ sử dụng là xoa ngay lên vùng da xung quanh chỗ vừa tiêm phòng, massage nhẹ nhàng để bé thư giãn, lưu ý không xoa trực tiếp lên vết tiêm của trẻ vì tay của mẹ có thể gây nhiễm trùng vết thương hở trên làn da non nớt của bé. Để hạn chế số lần tiêm cho bé giúp giảm tình trạng đau nhói khi tiêm, các mẹ thường trao đổi với các bác sĩ về cách tiêm các mũi vacxin phối hợp.

cach giam dau cho tre sau khi tiem phong
Hướng dẫn cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Ở một khía cạnh khác, các mẹ có thể chườm lạnh cho bé trong vài phút khi vừa tiêm xong bằng khăn lạnh được bảo quản vệ sinh và tuyệt đối không được dùng đá lạnh hay nước đá để chèn vào vết tiêm vì sẽ gây nhiễm trùng, tổn thương vùng vết thương hở. Nếu về nhà phát hiện vết sưng chỗ tiêm khá to, đồng thời xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế.

Quan trọng nhất vẫn là thái độ của bố mẹ, theo nghiên cứu điều này ảnh hưởng đến 50% cảm xúc của trẻ khi tiêm phòng. Hầu như vì quá lo lắng cho con mà các mẹ tỏ ra đau đớn, chua xót trước mặt trẻ khiến trẻ bị ảnh hưởng tinh thần và có cảm giác sợ hãi mỗi khi tiêm phòng.

  1. Cách giảm đau sau khi tiêm phòng

    cach giam dau cho tre sau khi tiem phong
    Giúp con yêu xoa dịu vết tiêm tại nhà

Đó là cách giảm đau vết tiêm ngay tại chỗ, vậy còn đối với cách giảm đau sau khi tiêm phòng cũng rất cần thiết để giúp con yêu vượt qua giai đoạn hành sốt và đau nhức sau tiêm đấy! Các mẹ cùng tham khảo để con yêu bú khỏe, ngủ ngon và duy trì được sức khỏe nhé!

Sau khi tiêm phòng, đa phần các trẻ sẽ có dấu hiệu sưng to, nổi cục ngay vết tiêm, điều này được lý giải là bình thường vì cơ địa bé còn nhạy cảm, chúng sẽ lặn đi sau 6 – 8 tiếng đã tiêm nên các mẹ đừng quá lo sợ. Thậm chí có một số trường hợp xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần liền. Có trẻ bị sốt nhẹ khoảng 38 độ, có trẻ sốt cao hơn và kéo dài nhiều ngày. Do đó các mẹ cần chú ý đến cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng bằng các biện pháp chăm sóc tại  nhà tốt nhất nhé!

Đầu tiên là cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và chất liệu vải cần thông thoáng, thấm hút mồ hôi vì nếu bé nóng sốt đổ nhiều mồ hôi ra ngoài mà bị thấm ngược vào trong sẽ phát sinh ra một bệnh khác là cảm lạnh, càng làm cho cơn hành sốt của bé kéo dài hơn. Mẹ cần lau người, vệ sinh cho bé thường xuyên để bé dễ chịu, giảm bớt cảm giác mệt mỏi do sốt.

Khi bị hành sốt sau tiêm phòng, bé sẽ có các hiện tượng mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn dẫn đến sức đề kháng suy giảm, việc duy trì chế độ dinh dưỡng hằng ngày là vô cùng cần thiết để bé vượt qua giai đoạn mệt mỏi này. Đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ thì cho bé bú nhiều lần bất kỳ khi nào bé muốn và nếu bé bú bình thì mẹ chia làm 8 -10 cử bú.

cach giam dau cho tre sau khi tiem phong
Duy trì chế độ dinh dưỡng và bổ sung nước cho bé hằng ngày

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể ăn dặm được thì các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món ninh, hầm như hay cơm nát cùng các chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho bé như bột gạo, thịt gà, khoai tây, thịt lợn nạc, sữa chua, cà rốt, sữa đậu nành, chuối tiêu, hồng xiêm… Mỗi ngày mẹ chia cho bé thành nhiều khẩu phần nhỏ, cho bé ăn khoảng 4-5 bữa và mỗi lần ăn ít hơn so với lúc bé khỏe mạnh.

Ngoài ra, mẹ  cần bổ sung nước ép từ trái cây tươi như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… để cung cấp vitamin cho bé giúp hạ sốt và bù vào chất điện giải bị thiếu hụt. Mẹ không ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để cho bé bú và mẹ có thể ăn trực tiếp lá tía tô trước và sau khi tiêm phòng để dưỡng chất hạ sốt từ lá tía tô truyền cho bé qua đường sữa mẹ hoặc giã nhuyễn lá tía tô, đun lấy nước cho trẻ lớn hơn uống hằng ngày.

Đồng thời thể trạng bé lúc này sẽ rất mất nước, mẹ nên bổ sung cho bé uống nước nhiều hơn ( đối với trẻ trên 6 tháng tuổi) và cho bé bú mẹ nhiều hơn ( có thể chia làm nhiều cử bú nhỏ hơn bình thường) để bù vào lượng nước bị thiếu hụt.

Ngoài ra, đối với trẻ không còn bú mẹ thì có thể pha cho bé uống nước đường cùng nước sôi để nguội để cơn đau dịu đi. Khi bế trẻ thì bố mẹ nên cẩn thận, tránh chạm vào vết tiêm khiến bé đau nhức, tuyệt đối không sử dụng các biện pháp giảm sưng mà không được bác sĩ cho phép như xoa dầu, chườm nóng, đắp khoai tây, nặn chanh hay bôi thuốc giảm đau gì lên, điều này sẽ làm nhiễm trùng vết tiêm.

Không vì quá lo lắng muốn hạ sốt cho bé mà dùng aspirin hay bất kỳ thuốc hạ sốt nào không có sự chỉ định của bác sĩ khoa nhi vì chúng có nguy cơ làm tăng liều paracetamol ở trẻ…Trong trường hợp bé có các phản ứng mạnh với tiêm phòng như co giật, tím tái, khó thở, suy hô hấp thì lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời xử lý, cấp cứu cho bé.

cach giam dau cho tre sau khi tiem phong
Mẹ nên ăn lá tía tô trước và sau khi tiêm cho bé bú để giảm sốt sau tiêm phòng

Hi vọng cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng sẽ mang đến cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích để hỗ trợ cho con yêu vượt qua giai đoạn tiêm phòng đầu đời nhẹ nhàng nhất!

Những điều cần biết về tiêm phòng sởi cho trẻ em

Hiện nay đang có dịch sởi ở TP.HCM, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới dịch sởi do trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi đủ liều.

TIN MỚI NHẤT