Bà bầu ăn gà NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH 4 bộ phận chứa đầy ĐỘC TÍNH sau kẻo thai nhi còi cọc, dễ chết lưu

Mẹ bầu 03/04/2019 05:30

Nhiều bộ phận của gà mặc dù rất ngon, hợp với sở thích của rất nhiều người, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. ..

1. Bà bầu không nên ăn da gà

Da gà nhiều người rất thích, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Vì vậy nếu ăn quá nhiều da gà, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm độc, điều này có thể lây bệnh cho thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.

2. Bà bầu không nên ăn phao câu

Phao câu gà được xem là món "khoái khẩu" của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy.

Tuy nhiên, bà bầu thèm mấy cũng nên tránh phần này của gà. Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư, nhưng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên chúng buộc phải tích tụ tại phao câu.

Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành "kho chứa" độc, lưu trữ virus, vi khuẩn. Mẹ bầu ăn bộ phận này vừa có nguy cơ mắc bệnh vừa đe dọa tính mạng bào thai trong bụng.

Bà bầu ăn gà NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH 4 bộ phận chứa đầy ĐỘC TÍNH sau kẻo thai nhi còi cọc, dễ chết lưu - Ảnh 1

3. Mẹ bầu nên tránh ăn cổ gà

Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết đi qua.

Thỉnh thoảng mẹ bầu ăn chút cổ gà cho vui thì không có vấn đề, loại bỏ phần da để ăn sẽ tốt hơn, bởi vì các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, những tuyến giáp động vật ở vùng cổ đa số chứa chất độc, chất kích thích và các chất tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hàng ngày.

4. Bầu không nên ăn nội tạng gà

- Phổi gà: phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,… nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, mẹ bầu nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.

- Mề gà: mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây. Nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi, tốt nhất là nên bỏ.

Món ngon từ gà bổ dưỡng cho mẹ và thai nhi:

Cháo thịt gà

Thịt gà chứa nhiều chất đạm (protein), chứa nhiều kẽm, sắt là những vi chất dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu trong những tháng đầu. Bạn có thể thêm cà rốt, nấm hương, hành mùi cho món ăn thêm ngon, hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- Gạo tẻ: 30g, gạo nếp 10g: ngâm nước vớt gạo để ráo nước cho vào máy xay khô hoặc giã thành

- Nước hầm xương gà: 250ml

- Thịt lườn gà: 50g

- Cà rốt: 30g

- Nấm hương: 2 – 3 cái

- Mùi, hành

- Gia vị, nước mắm, hạt tiêu.

Cách làm: Nắm hương ngâm nở thái chỉ nhỏ, cà rốt bào sợi nhỏ, đun sôi nước hầm gà cho ức gà vào luộc chín, vớt ra xé miếng vừa ăn, cho gạo đã ngâm mềm giã nhỏ vào nước hầm gà quấy đều cho nấm hương cà rốt vào, đun sôi 20 phút nhỏ lửa khi cháo chín sánh mịn, nêm gia vị vừa ăn cho thịt gà, rắc tiêu theo khẩu vị.

Bầu 36 tuần bụng vẫn nhỏ xíu, mẹ cứ đinh ninh con nhỏ nhưng bác sĩ cảnh báo điều mới đáng sợ

Một người mẹ sống tại Anh đã trải qua những tuần cuối thai kỳ trong lo âu, sợ hãi vì những chẩn đoán về căn bệnh đặc biệt mà con gái mắc phải.

TIN MỚI NHẤT