Từ năm 2020 đến nay, hàng loạt sản phẩm trong đường dây làm giả thực phẩm chức năng, thiết bị y tế đã được bán ra thị trường. Đáng chú ý, đây là các loại thực phẩm chức năng gắn mác sản xuất tại nước ngoài như Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ...
- Huy động hơn 60 người vào rừng tìm kiến nạn nhân mất tích 3 ngày liền khi đi tìm mật ong
- Biến chủng mới khiến số ca Covid-19 ở Thái Lan tăng vượt 71.000, người dân được khuyến cáo cảnh giác
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, ngày 16/5 Công an thành phố Hà Nội cho hay vừa phá chuyên án, bắt giữ 7 nghi phạm, thu giữ trên 100 tấn thực phẩm chức năng giả trên địa bàn toàn quốc.
Đường dây này do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng sinh năm 1988, cư trú tại số 1 LK 11, khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.
Các đối tượng khai đã thành lập 17 công ty, trong đó có 6 công ty có chức năng nhập khẩu hàng hóa, 11 công ty có chức năng phân phối hàng hóa trong nước.
Kết quả khám xét khẩn cấp tại các địa điểm thu giữ được 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, hơn 28.500 hộp thực phẩm chức năng, hơn 34.800 lọ thực phẩm chức năng, hơn 38.900 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng, hơn 8.500 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả.
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, số lượng trên tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (khoảng 100 mã sản phẩm khác nhau).
Các đối tượng khai nhận đã sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020, và bán trên tất cả các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.
Sau hai ngày thông tin 100 tấn hàng giả là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế bị làm giả được bán cả ở các hiệu thuốc, bệnh viện trên toàn quốc khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.
Đến nay thông tin về những loại thực phẩm này còn rất ít, người tiêu dùng kỳ vọng sẽ sớm có thông tin cụ thể của các sản phẩm để tránh mua và sử dụng.