Loại rau rất gần gũi với người Việt còn được xem là thuốc 'kháng sinh tự nhiên', chỉ vài nghìn mua được cả mớ

Dinh dưỡng 03/09/2023 13:26

Loại rau này có thể chế biến trong các món canh hay món chiên, xào của người Việt đem lại nguồn dinh dưỡng bổ ích.

Các tác dụng tuyệt vời của lá hẹ

Theo VTC News dẫn tin từ Sohu, lá hẹ giàu protein, vitamin, canxi, phốt pho và các nguyên tố vi lượng và khoáng chất, tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời mà lá hẹ mang lại.

 

Nhuận tràng, giảm táo bón

Những thành phần như protein, chất béo, canxi, sắt, carotene, vitamin C cùng chất xơ có trong lá hẹ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột. Từ đó, tạo cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, thích hợp cho người bệnh táo bón.

Hỗ trợ phòng chống ung thư

Các chất trong rau hẹ như lưu huỳnh, carotene, vitamin A có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và lây lan ra cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung các món ăn chế biến từ lá hẹ là việc rất nên làm.

Loại rau rất gần gũi với người Việt còn được xem là thuốc 'kháng sinh tự nhiên', chỉ vài nghìn mua được cả mớ - Ảnh 1

Lá hẹ tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Trị cảm cúm, chống viêm

Theo Đông y, lá hẹ tính ấm, vị cay. Thành phần kháng sinh có trong lá hẹ giúp ức chế các vi khuẩn, virus gây cảm cúm. Ngoài ra, loại rau này rất hữu ích trong việc giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.

Thúc đẩy tuần hoàn máu, đẹp da, chống lão hóa

Lá hẹ giàu vitamin, dưỡng chất nên rất tốt cho làn da phụ nữ, chống lão hóa. Ăn lá hẹ thường xuyên giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn.

Nhóm người nên chú ý khi ăn hẹ

Theo Lao Động, mặc dù hẹ có nhiều công dụng nhưng 5 nhóm người sau đây nên lưu ý:

Người bị nóng trong

Người bị nóng trong khi ăn lá hẹ sẽ sinh thêm nhiệt, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm cho người bị khô miệng, gây khó chịu.

Loại rau rất gần gũi với người Việt còn được xem là thuốc 'kháng sinh tự nhiên', chỉ vài nghìn mua được cả mớ - Ảnh 2
Một số lưu ý khi ăn lá hẹ. Ảnh: Internet

Những người bị bệnh về mắt

Đối với một số người mắc các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ… thì không nên ăn lá hẹ, ngược lại còn dễ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu ở mắt.

Người bị mụn nhọt trong người

Hẹ có vết loét có vị chát, tính ấm, nếu người bệnh hoặc người bị mụn nhọt trong người ăn lá hẹ sẽ làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu của cơ thể. Thậm chí có thể gây ngứa, viêm nhiễm, chảy mủ… ở vết thương.

Người yếu dạ dày

Vì hẹ có chứa nhiều chất xơ, tuy có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và đóng vai trò làm ẩm ruột, nhuận tràng nhưng bản thân hẹ lại không dễ tiêu hóa.

Nếu người yếu dạ dày ăn lá hẹ thì khả năng tiêu hóa đường tiêu hóa của bản thân tương đối yếu, sau khi ăn không những không tiêu hóa được mà còn dễ kích thích thành ruột gây tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và các triệu chứng khó chịu khác.

Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Lá hẹ có tính ấm có thể gây kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa. Nếu là người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đường ruột, ăn không tiêu…. không chỉ dễ kích thích đường tiêu hóa mà còn dễ sinh nhiệt làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa.

Một số món ăn với hẹ

Theo Gia đình và Xã hội, các món ăn bạn có thể tham khảo sau đây:

Canh hẹ nấu thịt và đậu hũ

Nguyên liệu gồm có hẹ, thịt lợn băm nhỏ (hoặc sườn thăn), đậu phụ, gia vị.

Cách làm: xào thịt (sườn, đã nêm gia vị vừa ăn) gần chín tới thì cho hẹ vào đảo lên. Xong cho vào nồi nấu canh (lượng nước vừa đủ cả gia đình ăn), lúc nào gần sôi thì cho đậu phụ cắt nhỏ vào.

Loại rau rất gần gũi với người Việt còn được xem là thuốc 'kháng sinh tự nhiên', chỉ vài nghìn mua được cả mớ - Ảnh 3
Canh lá hẹ. Ảnh: Internet

Riêu cua nấu hẹ

Nấu nước riêu cua sôi lên cho hẹ vào, nhắc xuống rắc thêm ít tiêu. Để riêu cua ngon và không bị tanh, lúc giã cho vào một ít ớt băm để khử mùi, khi nước sôi già mới cho nước cua vào để cua không bị bở)

Canh hẹ nấu trứng

Khi nước sôi thả hẹ, đánh trứng tan rồi cho vào quấy đều tay, sôi lại là bắc xuống ngay.

Bánh hẹ chiên giòn

Món này đơn giản, ngon như chính cái tên của nó. Bánh được làm từ bột gạo và lá hẹ, nhân thịt hoặc tôm. Bánh hẹ chiên để ráo dầu, dọn ra đĩa ăn kèm với tương ớt và nước mắm chua ngọt.

Cách làm: Cho nước sôi vào bột há cảo, hoặc bột gạo và bột năng, trộn đều rồi nhồi cho đến khi bột mịn. Hẹ rửa sạch, phơi thật khô (nếu còn nước sẽ làm bột bị nhão). Xào tôm thịt, lạp xưởng chín rồi trộn vào hẹ, nêm nếm vừa ăn. Lấy cục bột cán dẹp cho nhân vào. Cái khéo là tạo dáng cho cái bánh tròn sắc cạnh, đẹp. Xong đem hấp. Có người ăn hấp, có người hấp xong rồi chiên. Bánh hẹ ăn với mắm ớt tỏi và đồ chua. Có mùi vị vừa giống bánh xèo, vừa có vị ngọt, thơm của hẹ.

Hẹ rán bột mỳ

Pha bột mỳ hoặc bột chiên tôm sền sệt, rồi cắt hẹ dài 4cm cho vào, nhiều hẹ vào. Rán dòn lên, chấm xì dầu hay nước mắm đều ngon. Cho thêm tý thịt băm, tôm băm cũng ngon, cả ớt băm nữa.

 

Loại gia vị 90% người Việt thường dùng có lợi ích chữa bệnh bất ngờ, lưu ngay để sử dụng khi cần

Thường được sử dụng để tăng hương vị món ăn, loại thực phẩm này cũng có rất nhiều tác dụng trong phòng, chữa bệnh, đồng thời hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT