Ăn sầu riêng đừng bỏ vỏ, 3 lợi ích và tác dụng dược lý ít ai biết: Ích khí, ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận trường

Dinh dưỡng 13/07/2023 17:19

Vỏ ngoài của sầu riêng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, được xem như 'vị thuốc nam' có nhiều tác dụng dược lý, chữa bệnh.

3 lợi ích của việc ăn sầu riêng đối với phụ nữ

Theo Báo Lao Động, phụ nữ ăn sầu riêng có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

- Thúc đẩy lưu thông máu và xua tan cảm lạnh

Sầu riêng có tính nóng nên có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tán hàn, giảm các triệu chứng đau bụng kinh của phụ nữ.

Đồng thời, nó cũng có thể cải thiện chứng lạnh bụng và thúc đẩy nhiệt độ cơ thể tăng lên, là một loại thuốc bổ lý tưởng cho những người thể chất lạnh.

- Bồi bổ cơ thể

Sầu riêng có nhiều đường, cũng như vitamin, chất béo, canxi, sắt và phốt pho. Những người có sức khoẻ yếu có thể ăn sầu riêng để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đạt được hiệu quả bồi bổ cơ thể. Có thể dùng để bồi bổ cơ thể sau khi ốm và phụ nữ sau sinh.

Ăn sầu riêng đừng bỏ vỏ, 3 lợi ích và tác dụng dược lý ít ai biết: Ích khí, ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận trường - Ảnh 1
Sầu riêng có nhiều lợi ích cho phái đẹp. Ảnh: Internet

- Tăng cường khả năng miễn dịch

Các loại axit amin trong trái sầu riêng rất đầy đủ và hàm lượng phong phú, ngoài tryptophan còn chứa 7 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người, trong đó hàm lượng axit glutamic đặc biệt cao.

Axit glutamic tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa của nó, có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, điều chỉnh sự cân bằng axit bazơ trong cơ thể và cải thiện khả năng thích ứng với căng thẳng của cơ thể.

Bất ngờ với những lợi ích của vỏ sầu riêng đối với sức khỏe

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 thông tin trên Báo VnExpress, cho biết vỏ sầu riêng chiếm đến 50% trọng lượng của trái, được xem như phụ phẩm trong nông nghiệp, giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.

Theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng vị hơi đắng, chát, tính ấm, công dụng tiêu thực, ích khí, làm ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận trường. Vỏ sầu riêng phối hợp một số loại dược liệu khác cũng có thể chữa đầy bụng, khó tiêu, hỗ trợ điều trị chứng cảm sốt, viêm gan vàng da hay điều trị tiêu chảy.

Ăn sầu riêng đừng bỏ vỏ, 3 lợi ích và tác dụng dược lý ít ai biết: Ích khí, ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận trường - Ảnh 2
Vỏ sầu riêng là 'vị thuốc nam'. Ảnh: Internet

Trong đó, hợp chất flavonoid, phenolic, glycoside có tác dụng chống oxy hóa. Chiết xuất coumarin propacin tác dụng chống viêm, giảm đau. Còn chiết xuất flavonoid của vỏ sầu riêng có thể ức chế một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) và trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa). Polysacarit trong vỏ sầu riêng điều hòa tác dụng chuyển hóa lipid. Trong khi đó, hoạt chất flavonoid giúp ức chế sự hấp thu đường, tăng tốc độ lọc của thận, đẩy nhanh tốc độ bài tiết glucose.

Cũng theo bác sĩ Như, vỏ sầu riêng còn có thể dùng chống đông máu. Dịch chiết vỏ sầu riêng ức chế các thụ thể niêm mạc phế quản do chất kích thích hóa học gây ra, từ đó giảm chứng ho.

Khả năng loại bỏ các gốc tự do và giảm mức độ căng thẳng oxy hóa của một số hợp chất có trong vỏ trái cũng giúp bảo vệ gan. Polysacarit trong vỏ sầu riêng tác dụng nhuận trường nhờ tăng tốc độ nhu động ruột, điều tiết nhất định đối với hệ vi khuẩn đường ruột.

Bài thuốc hay từ vỏ sầu riêng

Theo Báo Thanh Niên, một số bài thuốc quen thuộc từ vỏ sầu riêng, thường được dùng trong y học cổ truyền có thể kể đến như:

Ăn sầu riêng đừng bỏ vỏ, 3 lợi ích và tác dụng dược lý ít ai biết: Ích khí, ấm phổi, cầm mồ hôi, nhuận trường - Ảnh 3
Phơi khô vỏ sầu. Ảnh: Internet

- Vỏ quả phơi khô 20 g sắc với 500 ml nước uống trong ngày, chữa đầy bụng, khó tiêu.

- Vỏ quả, lá, rễ 30 - 40 g sắc với 500 - 1.000 ml nước uống trong ngày, hỗ trợ điều trị chứng cảm sốt, viêm gan vàng da.

- Vỏ sầu riêng 12 g, chi tử 12 g, rễ cỏ tranh 8 g, cam thảo 12 g sắc với 300 ml nước còn 200 ml chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày, hỗ trợ điều trị chứng viêm gan vàng da.

- Vỏ sầu riêng 20 g, vỏ măng cụt 40 g, sắc với 400 ml nước còn 200 ml chia 2 lần uống trong ngày, điều trị tiêu chảy.

- Trị rong kinh

Để chữa được bệnh rong kinh bằng vỏ sầu riêng, đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị: 12 gram sầu riêng đã phơi khô, 3 bông sen, 4 gram sả, 4 gram cam thảo nướng, 8 gram trắc bá diệp + 12 gram cỏ mực + 8 gram ngải cứu + 2 bát nước rồi cho vào ấm, sau đó thêm 1,5 lít nước và đun cho đến khi lượng nước trong ấm còn một nửa thì tắt bếp.

Tuy nhiên, trước khi dùng vỏ sầu riêng để điều trị chứng rong kinh theo công thức này, chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được nghe tư vấn kỹ hơn về tình trạng của mình.

 

Lưu ý chung khi ăn sầu riêng

Theo TS- BS Nguyễn Hồng Sơn, Viện y học ứng dụng Việt Nam thông tin trên Báo PLO, cho biết ngoài những ưu điểm thì sầu riêng cũng có những mặt trái mà người tiêu dùng nên lưu ý khi ăn.

Đơn cử như, sầu riêng sở hữu lượng chất xơ và carbohydrate cao nên một số người sau khi ăn sẽ bị ợ nóng hoặc đầy bụng. Tình trạng này có thể tăng nặng nếu chúng ta uống rượu và đang mắc bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, lượng kali cao trong sầu riêng còn gây nguy hiểm cho những bệnh nhân bị suy thận.

Ngoài ra, vì lượng đường trong sầu riêng khá cao, lại có tính nóng nên phụ nữ mang thai và người bị cao huyết áp, người bị mụn nhọt, nóng trong cần hạn chế. Không chỉ thế, những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt (người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, khó ngủ, táo bón...) cũng cần hạn chế ăn loại quả này.

 

 

Không chỉ thịt chín tái, rau sống, ốc luộc có nguy cơ nhiễm sán vì lí do được bác sĩ cảnh báo

Ốc là món ăn phổ biến của người Việt, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu chế biến chưa đúng cách có thể tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, cụ thể là sán lá gan nhỏ.

TIN MỚI NHẤT