Chắc chắn bạn sẽ dừng ngay cách ăn mì tôm của mình dù thèm, ghiền tới mấy ngay sau khi đọc xong bài này

Chuyên gia nói gì 24/01/2018 04:03

Chắc chắn bạn sẽ dừng ngay cách ăn mì tôm của mình dù thèm, ghiền tới mấy ngay sau khi đọc xong bài này hãy dành 1 phút để đọc ngay.

Nguy hại từ mì tôm
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ ăn nhiều mì tôm hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những đối tượng khác.

Hội chứng chuyển hóa bao gồm nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như huyết áp cao, đường huyết cao, dư thừa mỡ bụng và lượng cholesterol cao bất thường.

Chắc chắn bạn sẽ dừng ngay cách ăn mì tôm của mình dù thèm, ghiền tới mấy ngay sau khi đọc xong bài này - Ảnh 1
Gia tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Các vấn đề tiêu hóa

Trong nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ khi cho một nửa số người tham gia ăn mì tôm, nửa còn lại ăn mì tự nấu. Mỗi người tham gia đều nuốt một chiếc camera nhỏ ghi lại hoạt động bên trong dạ dày. Kết quả cho thấy 2 tiếng sau khi ăn mì, các sợi mì ăn liền đều không phân rã và vẫn còn hình khối dễ nhận thấy trong đường tiêu hóa. Điều này có thể khiến đường tiêu hóa hoạt động vất vả hơn để hấp thụ các sợi mì.

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

 
Tăng cân không kiểm soát

Mì ăn liền đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung. Do đó, bạn vô tình đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được và mắc các bệnh liên quan tới béo phì.

Lưu ý khi ăn mì:

- Sau một bữa ăn với mì ăn liền, nên bổ sung thêm một ít trái cây

Mì ăn liền vốn dĩ không thể cung cấp được dưỡng chất đáng kể. Vì thế, dù nó có giúp bạn tạm thời no bụng thì đó cũng chỉ là cảm giác hơi no mà thôi, không đồng nghĩa cơ thể đã được dung nạp đủ dinh dưỡng. Sau bữa ăn với mì ăn liền, bạn nên ăn thêm một ít trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như táo, dâu tây, cam quýt v.v…

Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm mì tôm với những món rau xanh nhất là rau cải, rau cải thảo, cải cúc... đây đều là những loại rau thơm, ngon, mát đảm bảo trung hòa được độ nóng của mì. Khi ăn như vậy cũng khiến bạn cảm thấy ngon miệng và cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa được dễ dàng hơn. Bạn có thể nhúng rau vào mì hoặc xào qua rồi đổ vào bát mì.

- Tuyệt đối không nên dùng mì ăn liền như thực phẩm chính và ăn lâu dài

Mì ăn liền đơn giản chỉ là một loại thức ăn “cứu đói khẩn cấp”, nó hoàn toàn không thể thay thế thức ăn chính trong ngày. Nếu vì kén ăn hay bận rộn mà chọn giải pháp mì ăn liền cho khẩu phần hằng ngày có thể dẫn đến đói bụng, lả người.

Bữa trưa nhanh gọn ngon lành đủ chất với mì xào thịt gà

Chỉ mất 15 phút thôi là bạn đã có đĩa mì xào thịt gà, bông cải xanh nóng hổi, thơm ngon rồi.

TIN MỚI NHẤT